Đi bộ nhón chân có làm tăng chiều cao?

Đi bộ nhón chân là gì?

Đi bộ nhón chân là đi bằng ngón chân hoặc phần đầu bàn chân với gót chân nhấc lên khỏi mặt đất. Kỹ thuật đi bộ này được sử dụng như một kế hoạch tập thể dục để làm săn chắc chân, tăng cường sức mạnh cho bắp chân, cải thiện sự cân bằng. Mặc dù có vẻ dễ dàng, nhưng đi bộ nhón chân liên quan đến việc sử dụng nhiều cơ ở phần thân dưới, chẳng hạn như bắp chân, mắt cá chân và thậm chí là phần thân.

Đi bộ nhón chân mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như bảo vệ trái tim, tăng cường cơ chân, bổ sung thận khí, tăng cường lưu thông máu ở chân, làm ấm và nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng…

ba36b3ca-0148-4244-a208-7b90e2011c761677821848-1700035869964591545250

Đi bộ nhón chân mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Đi bộ nhón chân có làm tăng chiều cao?

Để hiểu liệu đi bộ nhón chân có thể tăng chiều cao hay không, điều quan trọng là phải xem xét quá trình tăng trưởng diễn ra như thế nào. Các đĩa tăng trưởng, vị trí diễn ra sự phát triển của xương dài ở chân tăng trưởng chủ yếu trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Khi các đĩa này hợp nhất sau tuổi dậy thì, chiều cao gần như không thể tăng một cách tự nhiên.

Như vậy, đi bộ nhón chân giúp tăng cường sức mạnh cho bắp chân và cải thiện sự cân bằng, nhưng không có bằng chứng khoa học nào liên kết trực tiếp với việc tăng chiều cao ở người lớn.

Tuy nhiên, đi bộ nhón chân có thể gián tiếp góp phần cải thiện tư thế, do tác động đến các cơ và cơ ổn định ở chi dưới, hỗ trợ cơ thể đứng thẳng hơn, bạn có thể trông cao hơn.

Hơn nữa, sự liên kết tốt hơn giữa cột sống và vai cũng giúp bạn trông cao hơn ngay cả khi chiều cao thực tế vẫn giữ nguyên.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Trẻ em bị tật đi nhón gót vô căn (ITW)” nêu bật sự khác biệt về phạm vi và sức mạnh của khớp chi dưới ở trẻ em đi nhón gót so với trẻ em không bị tật đi nhón gót. Mặc dù nghiên cứu này tập trung vào trẻ em bị tật đi nhón gót như một tình trạng bệnh lý, nhưng nó nêu bật tầm quan trọng của sức mạnh ở chi dưới trong hoạt động thể chất.

di-nhon-2327-1001

Đi bộ nhón chân không làm tăng chiều cao nhưng giúp cải thiện tư thế khiến bạn trông cao hơn.

Một số biện pháp tăng chiều cao hiệu quả

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường cơ và xương, giúp cơ thể duy trì cân nặng vừa phải, thúc đẩy sản xuất hormone tăng trưởng (HGH). Trẻ em đang đi học nên tập thể dục ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Trong thời gian này, các em nên tập trung vào:

  • Các bài tập tăng cường sức mạnh, chẳng hạn như chống đẩy hoặc gập bụng, treo xà…
  • Các bài tập tăng cường sự dẻo dai, chẳng hạn như yoga với các tư thế chiến binh II, tư thế trái núi, tư thế rắn hổ mang…
  • Các hoạt động thể dục nhịp điệu, chơi đuổi bắt, nhảy dây hoặc đạp xe…

Người trưởng thành cũng nên tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ loãng xương, duy trì chiều cao. Các bài tập nên thực hiện gồm đi bộ, chơi quần vợt, tập yoga nhiều lần một tuần, bơi lội…

Đi bộ nhón gót không phải là cách nhanh nhất để có vóc dáng cao hơn, nhưng kiểu đi bộ này giúp bạn trông cao hơn bằng cách cải thiện tư thế, tăng cường sức mạnh cho phần thân dưới…

Mời bạn xem tiếp video:

Nên đi bộ bao nhiêu km mỗi ngày để cơ thể khỏe đẹp? | SKĐS


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *