Lưu ý tập luyện ở người mắc hồng ban đa dạng

1. Tập luyện mang lại lợi ích gì cho người mắc hồng ban đa dạng?

Hồng ban đa dạng là một bệnh lý da với các biểu hiện cấp tính trên da như các thương tổn dát đỏ, sẩn phù, mụn nước, bọng nước xen kẽ với các thương tổn hình bia bắn.

Vị trí hay gặp khi mắc bệnh hồng ban đa dạng là mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cẳng chân và đầu gối. Niêm mạc miệng, mắt, sinh dục cũng thường bị tổn thương. Người bệnh sẽ có cảm thấy đau, ngứa da

Một số trường hợp mắc hồng ban đa dạng có thể gặp triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu hoặc các triệu chứng giống cảm lạnh khi bệnh phát triển, đặc biệt là khi có yếu tố nhiễm trùng (như nhiễm virus herpes) là nguyên nhân gây bệnh. Lúc này, người bệnh không nên tập luyện mà cần nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Việc tập luyện phù hợp có thể giúp người mắc hồng ban đa dạng:

– Giảm lo âu, căng thẳng, giảm triệu chứng đau, ngứa, giúp bệnh nhân thư giãn, ăn ngon, ngủ tốt.

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đẩy lùi bệnh tật, giảm tác dụng phụ quá trình điều trị bằng kháng sinh, corticoid.

– Giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Lưu ý tập luyện ở người mắc hồng ban đa dạng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa hồng ban đa dạng.

2. Một số bài tập cải thiện sức khỏe cho người mắc hồng ban đa dạng

2.1. Đi bộ nhẹ nhàng

Đi bộ là một hoạt động thể dục nhẹ nhàng, giúp cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh mà không làm tăng nguy cơ kích ứng da.

2.2. Yoga

Các bài tập yoga đơn giản, không gây áp lực lên cơ thể, giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm căng thẳng. Người mắc hồng ban đa dạng có thể chọn các tư thế yoga cơ bản, tập trung vào việc thở và thư giãn.

– Tư thế đứng gập người về phía trước:

  • Đứng hai chân rộng bằng hông, từ từ hít vào, vươn tay lên cao.
  • Thở ra, từ từ vươn dài gập người về phía trước, chân thẳng; đầu và cánh tay thả lỏng hoặc tay đặt lên gót chân.
  • Giữ đầu gối mềm mại để giúp mông hướng lên trên dễ dàng; mắt nhìn qua 2 chân, hít thở sâu. Giữ nguyên tư thế trong khoảng một phút, lặp lại 3-5 lần.

– Tư thế chiến binh II:

  • Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, bước chân phải lên trước 1 bước, xoay ngang bàn chân trái về phía bên trái, chú ý gót chân của cả 2 chân phải thẳng hàng.
  • Nâng 2 tay ngang vai, tay phải hướng về trước, tay trái hướng ra sau, lòng bàn tay úp xuống, hít sâu, sau đó thở ra và khuỵu đầu gối phải xuống, cố gắng giữ thẳng cẳng chân.
  • Duỗi thẳng 2 tay và giữ tay luôn song song với sàn, mắt nhìn theo hướng tay phía trước, duy trì tư thế tối đa 60 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
  • Đổi chân và lặp lại bài tập.
Lưu ý tập luyện ở người mắc hồng ban đa dạng- Ảnh 2.

Tư thế chiến binh II.

– Tư thế hoa sen:

  • Bắt đầu bằng tư thế ngồi, hai chân duỗi thẳng, giữ lưng thẳng; từ từ gập đầu gối trái, đặt bàn chân trái lên đùi phải, gập đầu gối phải và đặt bàn chân phải lên đùi trái.
  • Hai bàn tay đặt trên đầu gối, cố gắng duy trì tư thế đầu cổ đều thẳng.
  • Hít vào thở ra đều đặn, thư giãn tinh thần để cả cơ thể được giải phóng trong vài phút hoặc cố gắng lâu nhất có thể; lặp lại với tư thế đổi vị trí hai chân bắt chéo ,giữ tư thế này từ 1 – 5 phút.

– Tư thế ngọn núi:

  • Đứng thẳng, hai bàn chân song song hơi cách xa nhau, hai tay xuôi cùng cơ thể.
  • Hít vào và duỗi vai, vươn cánh tay lên trên, nâng cao gót chân, đảm bảo cho trọng lượng cơ thể dồn vào các ngón chân, cảm nhận sự căng của cả cơ thể từ đầu đến chân.
  • Giữ tư thế trong vài giây, sau đó thở ra và thả lỏng, trở về tư thế ban đầu và lặp lại 5-7 lần.

2.3. Bơi lội (nếu không có tổn thương da nặng)

Nếu không có tổn thương da nghiêm trọng, bơi lội có thể là một lựa chọn tốt vì bài tập này giúp cơ thể vận động, cải thiện sự linh hoạt. Tuy nhiên, cần tránh các bể bơi có hóa chất mạnh hoặc clo có thể làm kích ứng da.

2.4. Kéo giãn cơ thể nhẹ nhàng

Các bài tập kéo giãn cơ thể nhẹ nhàng có thể giúp duy trì sự dẻo dai mà không gây áp lực lên cơ thể, đặc biệt là khi cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng do bệnh.

Lưu ý tập luyện ở người mắc hồng ban đa dạng- Ảnh 3.

Các bài tập kéo giãn cơ thể nhẹ nhàng có thể giúp duy trì sự dẻo dai mà không gây áp lực lên cơ thể.

3. Những lưu ý khi tập luyện

– Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng, lúc cơ thể đang tràn đầy năng lượng, tập xong vệ sinh tắm rửa sạch sẽ; tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, đói bụng, quá no. Thời gian tập nên từ 20 – 40 phút một ngày.

– Khi gặp các triệu chứng sốt, người mắc hồng ban đa dạng không nên tập luyện cho đến khi sức khỏe cải thiện.

– Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, có thể phối hợp nhiều hình thức tập luyện khác nhau.

– Tập trong môi trường thông thoáng sạch sẽ, uống đủ nước quần áo rộng rãi thoáng mát, chất liệu mềm, co giãn tốt.

Mời bạn đọc xem thêm:

Người bệnh hồng ban nút nên tập luyện như thế nào?Người bệnh hồng ban nút nên tập luyện như thế nào?

SKĐS – Bệnh hồng ban nút có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kéo dài và tái phát nhiều lần. Việc thực hiện các bài tập sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, tăng cường sức khỏe…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *