1. Mất nước và huyết áp cao có liên quan như thế nào?
Mất nước xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước cần thiết để hoạt động bình thường. Một trong những lý do chính gây ra tình trạng này là không uống đủ nước hoặc không bổ sung lượng nước đã mất do đổ mồ hôi, đi tiểu nhiều, nôn mửa hoặc tiêu chảy…
Mất nước không gây ra chứng tăng huyết áp, nhưng có khả năng góp phần gây ra căn bệnh này. Điều này là do natri là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể nhận được từ muối, đóng hai vai trò quan trọng trong huyết áp như: Giúp cân bằng nội môi (duy trì sự cân bằng nước thích hợp để các hệ thống của cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng) và giúp co, giãn cơ (bao gồm cả các cơ trong mạch máu).
Khi nồng độ natri cao bất thường (tăng natri máu) hoặc thấp bất thường (hạ natri máu), những chức năng này có thể bị suy yếu nghiêm trọng. Ngay cả khi mức natri bị ảnh hưởng ở mức khiêm tốn, vẫn có thể có những hậu quả đáng kể.
Khi cơ thể bị mất nước, lượng nước trong máu giảm xuống, làm cô đặc nồng độ natri. Sự gia tăng natri này khiến cơ thể tiết ra một loại hormone gọi là vasopressin ngăn chặn thận thải nước qua nước tiểu, do đó ngăn ngừa mất nước. Đồng thời, vasopressin gây ra sự co thắt (hẹp) các mạch máu, do đó làm tăng huyết áp, đôi khi là tăng huyết áp đột ngột.
Uống đủ nước mỗi ngày và giữ cơ thể đủ nước là cách quan trọng để kiểm soát sức khỏe và huyết áp.
Mặc dù vẫn còn thiếu các nghiên cứu về mức độ mất nước ảnh hưởng đến chứng tăng huyết áp, nhưng các nghiên cứu trên động vật do Đại học Monash (Úc) thực hiện đã báo cáo rằng, tình trạng mất nước mạn tính không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp cao ở chuột, mà còn làm tăng nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng.
2. Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Uống đủ lượng nước khuyến nghị mỗi ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
- Giúp bình thường hóa huyết áp.
- Duy trì sự cân bằng chất điện giải trong cơ thể, bao gồm natri.
- Cải thiện việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào.
- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Phòng ngừa táo bón.
- Loại bỏ vi khuẩn và độc tố khỏi thận và bàng quang.
- Các khớp hoạt động trơn tru hơn…
Dựa trên độ tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, sức khỏe tổng quát, mức độ hoạt động thể chất và thậm chí cả một số loại thuốc bạn đang dùng (như thuốc lợi tiểu) mà lượng nước bổ sung khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, đối với người trưởng thành khuyến cáo, bổ sung trung bình từ 1,5- 2,5 lít nước mỗi ngày, từ tất cả các loại thực phẩm và chất lỏng.
Để ước tính nhu cầu nước cá nhân của bạn, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt nếu bạn bị hoặc có nguy cơ bị tăng huyết áp.
Caffeine có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp.
3. Đồ uống cần hạn chế hoặc tránh
Nếu bạn bị huyết áp cao, tốt nhất là nên tránh hoặc hạn chế đồ uống có đường và những loại có hàm lượng caffeine cao, bao gồm:
– Đồ uống thể thao: Những loại đồ uống này có hàm lượng đường cao và có thể thúc đẩy tăng cân, góp phần gây tăng huyết áp. Các loại đồ uống này chỉ được khuyến nghị để thay thế chất điện giải bị mất qua mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng.
– Đồ uống cà phê: Đồ uống cà phê có hương vị thường có hàm lượng đường cao, có thể thúc đẩy tăng cân và huyết áp cao. Caffeine cũng là chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp.
– Đồ uống tăng lực: Đồ uống tăng lực khác với đồ uống thể thao ở chỗ chúng không thay thế chất điện giải. Những đồ uống này có hàm lượng caffeine cao.
– Rượu: Uống hơn ba ly rượu trong một lần có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Uống rượu liên tục có thể dẫn đến tăng huyết áp lâu dài, có thể là do làm giảm sản xuất oxit nitơ mà cơ thể sử dụng để giãn nở (làm rộng) mạch máu.
Mời bạn xem thêm video:
Giảm cơn tăng huyết áp với những cách làm đơn giản! | SKĐS