Ăn thường xuyên các loại trái cây này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và thúc đẩy sức khỏe tổng thể tốt hơn. Những loại trái cây này rất giàu vitamin và các chất chống oxy hóa, an toàn…
1. Một số loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và chống oxy hóa
– Quả ổi: Ổi có nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa, hỗ trợ chức năng miễn dịch, sức khỏe tiêu hóa. Ổi giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Loại quả này cũng được biết đến với tác dụng cải thiện kết cấu da, tăng cường thị lực.
Các loại trái cây như ổi rất giàu vitamin.
– Táo: Táo cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Giàu chất xơ, vitamin C và K, và chất chống oxy hóa, chúng tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Táo cũng có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Táo giàu chất chất oxy hóa.
– Đu đủ: Đu đủ chứa nhiều vitamin A, C và E, và chứa các enzyme tiêu hóa như papain hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm viêm và thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ của loại quả này cũng giúp kiểm soát cân nặng.
– Xoài: Xoài rất giàu vitamin A và C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Chúng cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe của mắt và tăng cường hệ thống miễn dịch. Xoài cũng giúp giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe làn da.
– Chuối: Chuối là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ tuyệt vời… giúp duy trì huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và cung cấp năng lượng nhanh chóng. Chuối cũng hỗ trợ tiêu hóa, có thể giúp giảm cân do hàm lượng chất xơ của chúng.
– Mít: Mít có nhiều vitamin C, A và nhiều loại vitamin B, chất xơ… tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Các đặc tính chống oxy hóa của loại quả này cũng giúp chống viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
– Quả lựu: Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, K và chất xơ. Chúng tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm cholesterol và huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch. Lựu cũng có đặc tính chống viêm, có thể cải thiện trí nhớ.
– Mãng cầu: Mãng cầu xiêm giàu vitamin C, B6, magiê, kali… tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong loại quả này cũng giúp giảm viêm, ngăn ngừa các bệnh mạn tính.
– Dứa: Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm. Chúng rất giàu vitamin C, mangan và chất chống oxy hóa, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe của xương. Dứa cũng giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe làn da.
– Hồng xiêm: Đây là nguồn cung cấp vitamin A, C và nhóm B tuyệt vời, cũng như chất xơ trong chế độ ăn uống; hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Lượng đường tự nhiên của loại quả này cung cấp năng lượng nhanh chóng, khiến nó trở thành một món ăn nhẹ lý tưởng.
2. Làm thế nào để thêm trái cây vào chế độ ăn uống?
– Kết hợp trái cây vào chế độ ăn uống bằng cách thêm chúng vào ngũ cốc ăn sáng, sữa chua hoặc sinh tố.
– Ăn nhẹ bằng trái cây tươi hoặc dùng chúng trong món salad, dùng như chất làm ngọt tự nhiên trong món tráng miệng.
– Hãy chuẩn bị một bát trái cây, để chỗ dễ nhìn, dễ lấy để ăn và chọn nhiều loại trái cây theo mùa để có các chất dinh dưỡng khác nhau.
3. Trái cây nguyên quả và nước ép cái nào tốt hơn?
Trái cây nguyên chất tốt hơn nước trái cây vì chúng giữ được chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Trái cây nguyên quả cũng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa hơn, trong khi nước trái cây thường có thêm đường và ít chất dinh dưỡng hơn.
Ăn cả trái cây mang lại cảm giác no và có lợi cho sức khỏe hơn so với uống nước trái cây.
4. Có nên bỏ vỏ trái cây không?
Nhìn chung, bạn không nên gọt vỏ các loại trái cây như táo, lê và dưa chuột vì chúng chứa chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rửa sạch chúng để loại bỏ thuốc trừ sâu.
Trong một số trường hợp, như với các loại trái cây họ cam quýt hoặc có vỏ cứng, việc gọt vỏ là cần thiết để tiêu hóa tốt hơn và giúp ăn ngon miệng hơn.