1. Hành tỏi và các gia vị nặng mùi
Tiêu thụ hành lá, hành tây, tỏi, cà ri, ngũ vị hương… có thể khiến cơ thể nặng mùi hơn. Nguyên nhân là do hành, tỏi được chuyển hóa thành allicin dưới tác dụng của các men tiêu hóa. Allicin giải phóng các hợp chất có chứa lưu huỳnh đi ra trong hơi thở, nước tiểu và mồ hôi, từ đó gây mùi cơ thể. Hơn thế, nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thậm chí những thực phẩm này còn gây hôi miệng, khiến bạn tự ti trong giao tiếp.
Trong khi đó, quế là một trong những gia vị quen thuộc để ướp, trộn, tạo nên vị ngon cho các món thịt, cá… Các món ăn có quế có khả năng giúp bạn trong việc làm giảm mùi hôi miệng mà nguyên nhân chính đến từ các vi khuẩn.
2. Thịt đỏ
Quá trình tiêu hóa các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu… sẽ lâu hơn so với thịt trắng. Do đó, ăn nhiều thịt đỏ có khả năng khiến cơ thể tỏa ra mùi nặng hơn. Những người ăn chay thường ít có khả năng có mùi cơ thể khó chịu là do chế độ ăn uống của họ ít thịt và nhiều rau. Vào những ngày thời tiết nóng bức, bạn nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ.
Mặt khác, một số loại cá thịt trắng có thể kể đến như cá bơn, cá tuyết, cá rô phi… lại giúp ích cho việc đánh bay mùi hương khó chịu và giữ cho cơ thể có mùi dễ chịu.
3. Uống rượu bia khiến cơ thể nặng mùi
Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ bị dạ dày chuyển hóa thành loại axit axetic, thoát ra theo tuyến mồ hôi sẽ mang mùi chua đặc trưng khá nồng của các loại đồ uống lên men.
Thay vào đó, bạn có thể thưởng thức trà xanh hoặc trà thảo mộc. Những loại trà này có thể giúp bạn kiểm chế sự phát tán của các vi khuẩn gây mùi, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
4. Thức ăn chế biến sẵn
Ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn kèm với ít tập thể dục sẽ làm chất béo dễ bị tích tụ trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến chuyển hóa. Điều này khiến tình trạng hơi thở và cơ thể đều có mùi, vì thời gian tiêu hóa những thức ăn này kéo dài hơn.
Các món ăn nhiều dầu, đường, bột, muối đều không tốt cho sức khỏe nếu ăn quá mức sẽ làm cơ thể bị yếu và dễ đổ mồ hôi.
5. Các sản phẩm làm từ sữa
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa một loại protein mà khi tiêu hóa sẽ tạo thành hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi ở khoang miệng. Đây là lý do chính khiến hơi thở của bạn có mùi sau khi ăn hoặc uống sữa và các chế phẩm từ sữa.
Ngoài những thực phẩm nói trên, thuốc lá là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây hôi miệng và mùi cơ thể. Khói thuốc lá hòa lẫn vào tuyến mồ hôi trên cơ thể khiến những người tiếp xúc cảm thấy vô cùng khó chịu. Mùi hôi của thuốc lá len lỏi vào hơi thở, bám trên quần áo, tóc và các vật dụng trên cơ thể khiến bạn càng trở nên nặng mùi và kém tự tin hơn khi tiếp xúc với những người xung quanh.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
10 lý do bạn nên ăn trứng gà vào buổi sáng | SKĐS