Cách tập luyện và massage cho người bệnh bỏng

Bỏng có thể do một số nguyên nhân sau:

– Bỏng do sức nóng: Sức nóng khô (củi gỗ, xăng dầu, bình khí gas, oxy… bị nổ, kim loại nung), sức nóng ướt (nước sôi, dầu mỡ, nhựa đường), độ lạnh (nitơ lỏng).

– Bỏng do điện: Sét đánh, điện giật.

– Bỏng do hóa chất: Acid, kiềm, muối kim loại nặng.

– Bỏng do bức xạ: Tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X, tia laser, tia gamma, hạt cơ bản beta.

Biểu hiện của bỏng

Tùy thuộc vào mức độ nông sâu của tổn thương bỏng mà người bệnh có những biểu hiện tương ứng.

– Bỏng nông: Vết bỏng màu đỏ tái, lan rộng, đau và căng khi ấn nhẹ, không có bóng nước.

Bỏng dày một phần bề mặt: Vết bỏng đau và căng, bóng nước nền màu hồng, tiết dịch, không phát triển trong vòng 24 giờ.

– Bỏng dày một phần sâu: Vết bỏng màu trắng, đỏ hoặc đốm cả đỏ và trắng, không tái và ít đau và căng hơn vết bỏng ở bề mặt, bóng nước có thể tiến triển.

– Bỏng dày toàn bộ: Vết bỏng có màu trắng hoặc nâu, da có thể trông giống như da thuộc, các sợi lông dễ dàng bị kéo ra khỏi nang lông, mất cảm giác tại vùng bị bỏng.

1. Vai trò của tập luyện và massage với người bệnh bỏng

Bên cạnh các liệu pháp trị liệu thông thường, việc kết hợp các phương pháp không dùng thuốc như tập luyện và massage đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho người bị bỏng, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục một cách hiệu quả.

– Ngăn ngừa tình trạng co rút và cứng khớp: Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng co rút và cứng khớp, tăng cường sức mạnh và sức bền của cơ, cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp chống lại tình trạng suy nhược tiềm ẩn trong giai đoạn phục hồi.

– Kiểm soát cơn đau: Ngoài ra, hoạt động thể chất có thể kích thích cơ thể giải phóng endorphin, hỗ trợ kiểm soát cơn đau liên quan đến vết bỏng, giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

– Thúc đẩy quá trình lành vết thương: Massage làm tăng lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương, kích thích sản xuất collagen không chỉ giúp giảm đau và sưng tấy mà còn thúc đẩy quá trình lành vết thương. Massage cũng làm cho cơ bắp thư giãn, giảm căng thẳng tâm lý, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Cách tập luyện và massage cho người bệnh bỏng- Ảnh 1.

Massage, xoa bóp giúp giảm đau cho người bệnh bỏng.

2. Bài tập tốt cho người bệnh bỏng

Tập thở

  • Thở sâu bằng bụng
  • Giữ hơi thở trong vài giây rồi từ từ thở ra
  • Lặp lại 10 lần, mỗi lần 3 hiệp

– Tập ho

  • Ho nhẹ nhàng để loại bỏ đàm dãi.
  • Dùng tay ấn nhẹ vào ngực khi ho.
  • Lặp lại 5 lần, mỗi lần 3 hiệp.
Cách tập luyện và massage cho người bệnh bỏng- Ảnh 2.

Người bệnh bỏng tập ho nhằm cải thiện chức năng hô hấp.

Tập vận động các khớp

  • Gập và duỗi các khớp tay, chân
  • Xoay cổ tay, cổ chân
  • Nâng và hạ cánh tay, chân
  • Lặp lại mỗi động tác 10 lần, mỗi lần 3 hiệp.

– Tập các bài tập đẳng cự (isometric)

  • Giữ cơ bắp căng trong vài giây mà không cần di chuyển khớp
  • Thực hiện các bài tập isometric cho các cơ bắp ở tay, chân, vai, lưng
  • Lặp lại mỗi động tác 10 lần, mỗi lần 3 hiệp

– Tập đi bộ

  • Bắt đầu bằng việc đi bộ một vài bước mỗi lần.
  • Tăng dần số bước đi mỗi ngày.
  • Sử dụng gậy hoặc nạng nếu cần thiết.
Cách tập luyện và massage cho người bệnh bỏng- Ảnh 3.

Người bệnh bỏng cần tập đi lại một cách từ từ, có sự hỗ trợ nếu cần thiết.

3. Khi nào người bệnh bỏng có thể tập luyện?

– Người bệnh nên bắt đầu tập luyện phục hồi càng sớm càng tốt khi sức khỏe đã ổn định, không có dấu hiệu nhiễm trùng và vết bỏng đã lành da.

– Thời điểm tập tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đây là thời điểm cơ thể đã được nghỉ ngơi và có đủ năng lượng để tập luyện. Tuy nhiên, việc tập luyện vào buổi tối có thể mang lại giấc ngủ ngon hơn cho người bệnh.

– Các bài tập cần được thực hiện nhẹ nhàng và tăng dần cường độ theo thời gian.

– Người bệnh cần dừng tập ngay nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu, tránh va chạm mạnh vào vùng da bị bỏng.

4. Cách massage tốt nhất cho người bệnh

– Vuốt: Dùng lòng bàn tay vuốt nhẹ nhàng theo chiều dài của cơ.

– Nhấn: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào các huyệt đạo.

– Xoa: Dùng ngón tay xoay tròn trên da ở vùng da bị tổn thương hoặc vùng lân cận để tăng cường khả năng lưu thông máu, giảm đau, giảm ngứa.

– Rung: Dùng ngón tay rung nhẹ trên da cũng ở phần da cần tác động, kích thích vết thương nhanh lành.

Lưu ý

– Chỉ massage sau khi vết bỏng đã lành da hoàn toàn. Massage khi vết bỏng chưa lành có thể gây nhiễm trùng.

– Chỉ massage các khu vực xung quanh vết bỏng, tránh tác động trực tiếp lên vết bỏng.  Không massage quá mạnh vì có thể làm tổn thương da non.

– Nên sử dụng các loại dầu massage có thành phần tự nhiên, không gây kích ứng da.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bỏngCâu hỏi thường gặp liên quan đến bỏng

SKĐS – Bỏng là một tổn thương ngoại khoa thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Ngày nay những tiến bộ về chăm sóc bệnh nhân bỏng, đặc biệt là công tác sơ cứu và cấp cứu đã cải thiện chất lượng điều trị bỏng, giảm tỉ lệ tử vong đối với các trường hợp bỏng nặng.

Chế độ ăn cho bệnh nhân bỏngChế độ ăn cho bệnh nhân bỏng

SKĐS – Bệnh nhân bỏng cần được cung cấp dinh dưỡng tốt để phục hồi và mau lành vết thương, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của vết bỏng.

Bỏng: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnhBỏng: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

SKĐS – Bỏng là một cấp cứu thường gặp trong cuộc sống đời thường. Theo thống kê, đến 80% tổng số bệnh nhân là bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diện tích da của cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *