Tập thể dục hỗ trợ sức khỏe người bệnh ung thư da như thế nào?

1. Lợi ích của việc tập thể dục với người ung thư da

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư và giúp ngăn ngừa một số loại ung thư tái phát. Tập thể dục thường được đưa vào quá trình chăm sóc ung thư như một liệu pháp bổ trợ, giúp chống lại các tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư.

Tập thể dục giúp xương và cơ chắc khỏe, đồng thời cải thiện khả năng vận động của khớp, tránh khỏi tình trạng suy nhược cơ thể. Do đó, đối với người đang sống chung với căn bệnh ung thư nói chung và ung thư da nói riêng cần kết hợp tập thể dục vào thói quen hàng ngày và tuân theo các hướng dẫn y tế để bảo vệ bản thân.

Tập thể dục hỗ trợ sức khỏe người bệnh ung thư da như thế nào?- Ảnh 1.

Hình ảnh ung thư da.

Tập thể dục có tác dụng:

Giảm mệt mỏi: Nhiều bệnh nhân cho biết, họ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi hoặc kiệt sức trong hoặc sau quá trình điều trị ung thư. Tập thể dục giúp khắc phục tình trạng mệt mỏi bằng cách giải phóng endorphin tự nhiên, một loại thuốc giải độc tuyệt vời cho tình trạng mệt mỏi liên quan đến ung thư.

Giảm phù bạch huyết: Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc phù bạch huyết hoặc giảm mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng của bệnh phù bạch huyết hiện có.

Tăng cường miễn dịch: Trong khi ung thư làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tập thể dục thúc đẩy lưu thông các tế bào miễn dịch tấn công ung thư, thậm chí có thể giúp các phương pháp điều trị miễn dịch hoạt động tốt hơn. Việc duy trì hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm mệt mỏi trong khi đang được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Giảm thiếu máu: Một tác dụng phụ phổ biến khác của phương pháp điều trị là số lượng hồng cầu và/hoặc hemoglobin thấp (thiếu máu). Thông qua chế độ dinh dưỡng và tập thể dục tốt, chúng ta có thể giúp tránh hoặc cải thiện tình trạng thiếu máu. Khuyến khích người bệnh tập thể dục cường độ thấp, tuy nhiên nếu số lượng máu rất thấp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục.

– Giảm tác dụng phụ của điều trị toàn thân: Việc duy trì hoạt động thể chất cải thiện các triệu chứng và tác dụng phụ ở những bệnh nhân đang trải qua hóa trị, xạ trị hoặc hoặc cả hai, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn với ít biến chứng hơn.

– Cải thiện chất lượng cuộc sống sau khi hoàn thành điều trị: Một số nghiên cứu đã cho thấy, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể ở những cá nhân hoạt động thể chất, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh u hắc tố. Thậm chí, tập thể dục có thể làm chậm các con đường liên quan đến sự phát triển của khối u hắc tố, mặc dù cần có thêm các nghiên cứu.

2. Bài tập tốt cho người bệnh ung thư da

2.1 Bài tập tại nhà cho chân

Tập thể dục hỗ trợ sức khỏe người bệnh ung thư da như thế nào?- Ảnh 2.

Bài tập chân tại nhà.

+ Động tác ngồi xuống, đứng lên với ghế: Đây là bài tập vận động giúp tăng cường không chỉ cho chân mà còn cho cả cơ trung tâm và cơ lưng. Những cơ này rất quan trọng để tăng khả năng vận động cũng như cải thiện sự cân bằng.

Cách thực hiện:

– Ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt phẳng trên sàn, rộng bằng vai.

– Đặt hai tay chéo nhau trước ngực, đẩy chân xuống và đứng dậy, đảm bảo giữ đầu gối thẳng hàng với bàn chân. Đối với người sức khỏe còn yếu ớt, hãy dùng tay vịn hỗ trợ để giúp người bệnh đứng dậy.

Lặp lại động tác này, đảm bảo thực hiện chậm và có kiểm soát.

– Thực hiện 10 lần lặp lại bài tập này.

+ Động tác duỗi đầu gối:

– Ngồi chắc trên ghế, đặt chân xuống đất.

– Duỗi thẳng một chân và giữ trong 3 giây, rồi từ từ đặt chân trở lại mặt đất.

– Thực hiện 10 lần cho cả hai chân, nghỉ ngơi và lặp lại.

Tập thể dục hỗ trợ sức khỏe người bệnh ung thư da như thế nào?- Ảnh 3.

Động tác duỗi đầu gối.

2.2 Bài tập tại nhà cho cánh tay

+ Bài tập uốn cong bắp tay:

– Hai tay cầm hai quả tạ (hoặc chai nước)

– Uốn cong khuỷu tay, đưa tay lên vai.

– Từ từ duỗi thẳng cánh tay trở lại.

– Thực hiện 10 lần cho cả hai tay, nghỉ ngơi và lặp lại.

Các bài tập tạ tay cho nữ ở nhà | Vinmec

Bài tập uốn cong bắp tay.

+ Nâng tay sang hai bên:

– Hai tay (có hoặc không có tạ), nâng hai tay sang hai bên ngang vai, giữ nguyên.

– Sau đó từ từ hạ xuống bên hông.

– Lặp lại 10 lần, nghỉ ngơi và tiếp tục.

Tập thể dục hỗ trợ sức khỏe người bệnh ung thư da như thế nào?- Ảnh 5.

Nâng tay sang hai bên.

2.3 Đi bộ

Đi bộ có tác dụng nâng cao tâm trạng, giảm lo âu, cải thiện giấc ngủ, tăng cường năng lượng và giúp giảm các triệu chứng của tác dụng phụ liên quan đến điều trị ung thư da. Có thể đi bộ một mình hoặc với một nhóm người quanh khu nhà, công viên…

2.4 Các bài tập khác

Ngoài ra, khi người bệnh khỏe lên, cảm thấy thoải mái hơn, có thể tập các bài tập aerobic, như chạy bộ, đạp xe ngoài trời (hoặc đạp cố định), bơi lội hoặc đi bộ nhanh… Những bài tập này có thể giúp người bệnh đốt cháy calo, giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Tập thể dục hỗ trợ sức khỏe người bệnh ung thư da như thế nào?- Ảnh 6.

Đi bộ là bài tập tốt cho người bệnh ung thư da, giúp tăng cường miễn dịch…

3. Lưu ý khi tập luyện

– Trong quá trình điều trị (tùy theo khả năng dung nạp của từng cá nhân) có thể tập 30 phút/ngày các hoạt động vừa phải. Sau khi điều trị, người bệnh ổn định có thể kết hợp các hoạt động thể dục nhịp điệu với rèn luyện sức mạnh, hướng tới mục tiêu xây dựng theo hướng dẫn tập thể dục tiêu chuẩn là 150-300 phút mỗi tuần, với 2 buổi rèn luyện sức mạnh có cấu trúc mỗi tuần.

Các hướng dẫn khuyến nghị này khuyến cáo cho những bệnh nhân có ung thư chưa di căn. Nếu người bệnh cảm thấy tự tin, đừng giới hạn bản thân với những khuyến nghị này. Hãy nhớ rằng, tập thể dục nhiều hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

– Trường hợp sự cân bằng trong phối hợp của người bệnh bị suy giảm do quá trình điều trị, bạn nên tập thể dục với bạn tập hoặc huấn luyện viên; tránh đạp xe ngoài trời, sử dụng máy chạy bộ hoặc tự nâng tạ… vì những hoạt động này đòi hỏi sự cân bằng và/hoặc phối hợp tốt.

– Nên bắt đầu tập từ từ và lắng nghe cơ thể. Nếu mức năng lượng của bạn thấp, hãy điều chỉnh thời gian hoặc cường độ tập luyện cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Nếu 30 phút là quá khó, có thể tập thể dục 10 phút vào buổi sáng, 10 phút sau bữa trưa và 10 phút vào buổi tối.

Lưu ý, lượng hoạt động thể chất mà mỗi bệnh nhân có thể thực hiện sẽ khác nhau, phụ thuộc vào loại ung thư mắc phải, phương pháp điều trị đang áp dụng, tác dụng phụ và mức độ thể lực của người bệnh… Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về kế hoạch tập luyện phù hợp.

– Luôn lắng nghe cơ thể: Mặc dù tim đập nhanh hơn và hơi thở tăng nhẹ khi tập luyện là bình thường, nhưng nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc đau đớn… hãy ngừng tập luyện và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

– Luôn nhớ sử dụng biện pháp bảo vệ thích hợp bằng kem chống nắng, quần áo bảo hộ và mũ nếu tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời.

Mời độc giả xem thêm:

Ung thư da: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhUng thư da: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS – Ung thư da xảy ra khi các tế bào da phát triển một cách bất thường, không theo trình tự dẫn đến hình thành khối u. Ung thư da dễ dàng phát hiện vì khi mắc bệnh sẽ có biểu hiệu rõ ràng trên bề mặt da, tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *