HIV ảnh hưởng đến xương như thế nào và cách phòng ngừa

Mối liên hệ giữa HIV và các vấn đề về xương

Xương là mô sống, được cấu tạo từ protein, collagen và các khoáng chất, đặc biệt là canxi… Khi già đi, cơ thể có thể ngừng phát triển xương mới đủ nhanh để thay thế hoàn toàn xương cũ. Theo thời gian, điều này có thể khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.

Khoảng một nửa số người nhiễm HIV sẽ bị loãng xương, có nguy cơ gãy xương ít nhất gấp đôi so với những người không bị nhiễm virus này. Nhiều yếu tố có thể đóng vai trò làm tăng nguy cơ giảm mật độ xương và gãy xương, bao gồm:

– Những người nhiễm HIV có nhiều khả năng mắc các yếu tố nguy cơ gây mất xương hơn, bao gồm hút thuốc, uống rượu, sử dụng thuốc phiện, nồng độ testosterone thấp, lượng canxi và vitamin D hấp thụ thấp hơn.

HIV ảnh hưởng đến xương như thế nào và cách phòng ngừa- Ảnh 1.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa HIV và tình trạng loãng xương, mất xương…

– Bản thân virus HIV: Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa HIV và tình trạng mất xương. Các vấn đề như gãy xương có thể phổ biến hơn khi HIV trở nên nghiêm trọng hơn.

– Một số loại thuốc điều trị HIV có thể làm xương yếu đi: Trong các nghiên cứu, thuốc tenofovir disoproxil fumarate có liên quan đến tình trạng mất xương. Một nhóm thuốc điều trị HIV có tên là chất ức chế protease cũng đang được nghiên cứu, nhưng nguy cơ về xương của chúng vẫn chưa rõ ràng.

– Những người nhiễm HIV đang già đi: Nhờ có nhiều loại thuốc điều trị HIV hiệu quả, nên người nhiễm HIV có tuổi thọ cao hơn. Ngay cả khi không nhiễm HIV, bạn vẫn có khả năng bị mất xương khi bước vào độ tuổi 40 hoặc 50. Đối với phụ nữ, tình trạng mất xương xảy ra nhanh nhất trong vài năm đầu sau thời kỳ mãn kinh.

Phòng ngừa loãng xương như thế nào?

Loãng xương thường được gọi là căn bệnh thầm lặng, vì bạn có thể không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị gãy xương hông hoặc cổ tay. Tình trạng này có xu hướng di truyền trong gia đình.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện các bước để bảo vệ xương tốt hơn bằng cách:

  • Đối với người hút thuốc, hãy bỏ thuốc.
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải hoặc không uống.
  • Duy trì hoạt động và tập thể lực: Các hoạt động như đi bộ và cử tạ… giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Ăn thực phẩm giàu canxi/vitamin D như sữa chua, các loại hạt, đậu phụ, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, pho mát…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm canxi và vitamin D…

Sàng lọc và điều trị loãng xương

Xét nghiệm mật độ khoáng xương thường được khuyến nghị cho những người nhiễm HIV khi mãn kinh (nếu bạn là phụ nữ) hoặc sau 50 tuổi nếu bạn là nam giới. Xét nghiệm này cho biết mật độ khoáng xương trong cơ thể, xem có bị loãng xương hay mất xương không?

Nhìn chung, việc điều trị loãng xương cho người nhiễm HIV không khác gì so với những người không nhiễm HIV. Bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống, điều chỉnh tình tình trạng thiếu hụt vitamin D, kê đơn bisphosphonate (khi cần thiết) để ngăn chặn tình trạng mất xương nhiều hơn.

Mời độc giả xem thêm:

Có 7% người trẻ tuổi bị loãng xươngCó 7% người trẻ tuổi bị loãng xương

SKĐS – Thống kê cho thấy, số lượng người mắc bệnh loãng xương đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Có tới 7% tổng số người trong độ tuổi từ 20-50 tuổi được chẩn đoán là loãng xương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *