- 1. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn
- 2. Tập thể dục khi mang thai giúp dễ dàng chuyển dạ và sinh nở
- 3. Massage giúp mẹ bầu giữ dáng và giảm căng thẳng cho cơ thể
- 4. Chuẩn bị tinh thần sinh nở
- 5. Tham dự các lớp học tiền sản
- 6. Khám thai định kỳ
- 7. Chủ động đón nhận những thay đổi
Chuyển dạ là quá trình mẹ bầu bước vào giai đoạn sinh nở để kết thúc thời gian mang thai. Thời gian và dấu hiệu chuyển dạ khác nhau tùy vào vào từng phụ nữ, không ai có thể chuẩn bị được thời điểm sinh nở chính xác.
Có những thai phụ chuyển dạ khó khăn nhưng nhiều mẹ bầu lại có quá trình chuyển dạ “êm đềm”. Vậy mẹ bầu nên làm gì để quá trình chuyển dạ diễn ra nhẹ nhàng?
1. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn
Dinh dưỡng khi mang thai là vô cùng quan trọng. Ăn uống đúng cách không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp quá trình chuyển dạ bớt đau đớn, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho cả mẹ và con. Hãy bỏ qua tất cả những đồ ăn vặt gây béo, nhiều đường hoặc natri và không tốt cho sức khỏe. Nếu mẹ bầu thèm đồ ngọt, hãy ăn táo thay vì bánh ngọt hoặc các thực phẩm chế biến sẵn giàu đường khác.
Đảm bảo ăn đủ lượng calo mỗi ngày, đặc biệt là từ carbohydrate (các loại ngũ cốc nguyên hạt) cũng như protein (trứng, ức gà, cá ). Carbohydrate giúp duy trì mức năng lượng.
Ăn uống đúng cách, lựa chọn thức phẩm tốt mang lại nhiều lợi ích, ví dụ sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi, rất cần thiết cho sức khỏe xương của mẹ bầu và cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé.
Sắt rất quan trọng với cả thai phụ và thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu trong khi mang thai cũng như khi sinh. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật có khả năng hấp thụ tốt hơn so với sắt từ nguồn gốc thực vật. Vì vậy, các sản phụ ưu tiên ăn nhiều thịt, cá, trứng, vừa tăng thể lực cho mẹ vừa cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Việc thường xuyên ăn nhiều trái cây và rau quả trong thời gian thai kỳ sẽ cung cấp cho bà bầu đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ dễ dàng sinh con.
2. Tập thể dục khi mang thai giúp dễ dàng chuyển dạ và sinh nở
Tập thể dục khi mang thai giúp chuẩn bị cho cơ thể chuyển dạ. Tập thể dục có thể giúp mẹ bầu lấy lại vóc dáng trước khi em bé chào đời. Ngoài ra, nó làm giảm mức độ lo lắng và căng thẳng cũng như trầm cảm. Nếu chưa tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu từ từ bằng cách đi bộ và nên khởi động đúng cách trước khi tập thể dục.
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa về các bài tập phù hợp để giúp ấy lại vóc dáng cân đối khi sinh con. Bơi lội là một hình thức tập thể dục tốt khác giúp giảm căng thẳng và cũng tác động tốt đến khớp.
Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập thể dục vì tình trạng mất nước có thể cản trở nỗ lực tập thể dục.
3. Massage giúp mẹ bầu giữ dáng và giảm căng thẳng cho cơ thể
Massage trước khi sinh có thể giúp giảm bớt cơn đau chuyển dạ và giảm lo lắng bằng cách giúp giải phóng endorphin tự nhiên trong cơ thể. Nó cũng giúp mẹ bầu bình tĩnh và thư giãn, cải thiện sức khỏe tổng thể. Massage trước khi sinh ít nhất một lần mỗi tuần giúp mẹ bầu giữ dáng và giảm căng thẳng cho cơ thể.
4. Chuẩn bị tinh thần sinh nở
Việc chuẩn bị tinh thần cho quá trình chuyển dạ luôn là điều tốt. Sinh con là một trải nghiệm rất đặc biệt, có thể có những cơn đau đớn và mệt mỏi. Do đó, khi mẹ bầu có một số kiến thức về những gì sẽ xảy ra ở mọi giai đoạn chuyển dạ, mẹ bầu dễ dàng lập kế hoạch để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Bằng cách này, mẹ bầu sẽ không phải lo lắng về những cơn đau và biến chứng thông thường xảy ra trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, quá trình chuyển dạ không phải lúc nào cũng diễn ra theo kế hoạch, vì vậy có thể phải linh hoạt một chút.
5. Tham dự các lớp học tiền sản
Tham gia các lớp học tiền sản là một ý tưởng hay vì sẽ giúp mẹ bầu biết mọi thứ cần biết về việc mang thai, chuyển dạ và sinh nở. Những buổi học này được giảng dạy bởi những người hướng dẫn đã được đào tạo tại bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản, có thể giúp những phụ nữ lần đầu làm cha mẹ tìm hiểu những gì xảy ra trong quá trình mang thai và thai nhi phát triển như thế nào trong bụng. Những lớp học như vậy cũng tạo cơ hội để mẹ bầu nói về những mối quan tâm và nỗi sợ hãi về việc sinh con, cũng như cách mẹ bầu có thể đối phó với những biến chứng có thể xảy ra.
6. Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ giúp thai phụ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong một thai kỳ mẹ cần khám thai ít nhất 3 lần, chia đều ở mỗi ba tháng của thai kỳ.
Nhưng nếu đầy đủ hơn, với một thai kỳ bình thường mẹ cần khám thai định kỳ vào 10 mốc quan trọng. Đặc biệt, với những thai kỳ nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sản giật… số lần khám thai sẽ nhiều hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chăm sóc sức khỏe đúng cách để em phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng mẹ.
7. Chủ động đón nhận những thay đổi
Chuyển dạ là một quá trình tự nhiên nhưng cũng có thể không thể đoán trước được. Do đó, nếu có bất cứ điều gì xảy ra trong quá trình sinh nở, đừng hoảng sợ và cố gắng đừng căng thẳng. Hãy chủ động đón nhận những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ và đội ngũ y bác sĩ sẽ hướng dẫn thực hiện.
Mang thai có thể là một khoảng thời gian căng thẳng trong cuộc sống của nhiều mẹ bầu. Điều quan trọng là mẹ bầu phải chăm sóc bản thân, cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy nhớ rằng, những lời khuyên trên sẽ hữu ích và giúp mẹ bầu giải quyết cơn chuyển dạ một cách tốt hơn nhiều.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Đang đi trên đường bỗng chuyển dạ sớm và sinh con tại chỗ | SKĐS