Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một tình trạng mà các nhà nghiên cứu ước tính có thể ảnh hưởng tới 26% ở các trường hợp mang thai.

Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là tình trạng ngừng thở liên tục trong khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ. Nó xảy ra khi đường hô hấp trên bao gồm cả gốc lưỡi và vòm miệng mềm bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong khi ngủ, khiến ngừng thở trong 10 giây hoặc lâu hơn. Khi nhịp thở bắt đầu lại, có thể ngáy to hoặc thậm chí thở hổn hển hoặc nghẹt thở khi ngủ.

1. Nguyên nhân gây hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ

Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết- Ảnh 1.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ.

Sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ. Mức độ hormone cao hơn khiến màng nhầy trong mũi sưng lên, khiến mẹ bầu cảm thấy nghẹt mũi hơn bình thường, từ đó có thể dẫn đến ngáy và chứng ngừng thở khi ngủ.

Nồng độ progesterone cao hơn cũng kích hoạt các cơ góp phần gây ra chứng ngừng thở khi ngủ.

Ngoài ra, tăng cân khi mang thai có thể gây thêm áp lực lên đường thở của mẹ bầu, khiến việc thở vào ban đêm trở nên khó khăn hơn. Tử cung và thai nhi đang phát triển cũng gây áp lực lên phổi, làm giảm thể tích không khí và tăng nhịp thở.

Mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ (mặc dù rất ít nằm ngửa) nhưng điều đó cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng ngừng thở khi ngủ.

2. Nguy cơ hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ

Ngừng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ vì nó làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ. Kết quả là, nếu mẹ bầu bị ngừng thở khi ngủ, có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn vào ngày hôm sau. Điều này là do mỗi lần ngừng thở, mẹ bầu sẽ thức dậy để thở khiến không ngủ sâu lại được.

Đối với mẹ bầu

Khi không được điều trị, chứng ngừng thở khi ngủ sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ bầu vì khi ngừng thở, nồng độ oxy trong máu sẽ giảm và nhịp tim sẽ tăng lên. Đó là lý do tại sao tình trạng này, ngay cả khi không mang thai, có thể làm tăng nguy cơ hoặc góp phần gây ra một số tình trạng sức khỏe khác, bao gồm:

Nhưng đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, chứng ngừng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ:

  • Chuyển dạ lâu (chuyển dạ kéo dài);
  • Mổ lấy thai ngoài kế hoạch;
  • Tiền sản giật, có thể dẫn đến tổn thương nội tạng, thai chết lưu và tử vong;
  • Hội chứng giảm thông khí do béo phì, một chứng rối loạn hô hấp khiến mẹ bầu có quá nhiều carbon dioxide và không đủ oxy trong máu.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết- Ảnh 3.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ gây ra một số tình trạng sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Ảnh minh họa.

Đối với thai nhi

Thai phụ ngừng thở khi ngủ có thể gây tăng huyết áp dẫn đến những thay đổi trong mạch máu, làm giảm lượng máu được bơm bởi tim. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thai nhi qua nhau thai, làm nồng độ oxy của thai nhi cũng giảm.

Điều này có thể khiến nhịp tim của thai nhi giảm hoặc nhiễm toan. Nó cũng có thể góp phần hạn chế sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai nhi không phát triển trong tử cung như mong đợi, khiến thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai.

Khi giấc ngủ của mẹ bầu bị gián đoạn cũng có thể làm giảm lượng hormone tăng trưởng được giải phóng, dẫn đến các vấn đề về tăng trưởng, làm tăng nguy cơ sinh non, cũng như các vấn đề sức khỏe hoặc thậm chí gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

3. Chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ

Nếu nghi ngờ mắc chứng ngừng thở khi ngủ khi mang thai, phải thông báo với bác sĩ sản phụ khoa. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, sau đó có thể đánh giá miệng, mũi và cổ họng của thai phụ. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu mẹ bầu đến một chuyên gia về giấc ngủ để làm một số đánh giá như kiểm tra luồng không khí, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu khi mẹ bầu ngủ. Điều này sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của chứng ngừng thở khi ngủ của thai phụ và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

4. Điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng ngừng thở khi ngủ và các triệu chứng của mẹ bầu.

Trường hợp thai phụ nghẹt mũi có thể dùng thuốc xịt nước muối, sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc thông mũi không kê đơn an toàn khi mang thai, lưu ý không tự dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

9 lợi ích của thực phẩm giàu kẽm khi mang thai9 lợi ích của thực phẩm giàu kẽm khi mang thai

SKĐS – Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có thể được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Bổ sung kẽm khi mang thai mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phụ nữ mang thai ăn mặn sẽ dẫn đến những nguy cơ gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *