1. Đậu rồng có lợi ích gì với sức khỏe?
Đậu rồng còn có tên gọi khác là cây đậu khế hay đậu vuông. Đây là một dạng cây dây leo, lá cây có hình tam giác nhọn được tạo thành bởi 3 lá chét. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, màu tím hoặc trắng. Quả đậu rồng dài, có 4 nhánh rõ ràng, khi còn non có màu xanh lục, lúc già thì chuyển sang màu nâu, mép quả hình răng cưa. Trong quả có nhiều hạt hình cầu.
Trong 100g đậu rồng chứa carbohydrate 41,7gam, chất xơ 25,9g, protein 29,65g, canxi 0,44g, sắt 13,44 miligam… và vitamin B1, niacin, folate.
Trong đậu rồng chứa hàm lượng canxi cao giúp ngừa loãng xương hiệu quả, đậu rồng cung cấp nhiều vitamin A và C, giúp tăng cường đề kháng. Loại quả này còn có nhiều chất xơ giúp giảm táo bón, giảm cân. Đậu rồng còn giúp bổ sung sắt nhằm ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
Quả đậu rồng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Món ăn, bài thuốc chứa đậu rồng
1. Bài thuốc từ đậu rồng chữa viêm dạ dày
Cách 1: Ăn hạt đậu rồng rang
Lựa hạt già, sau đó tách vỏ, thu phần hạt, không lấy hạt lép hoặc sâu, rang với muối cho vàng thơm, ngả màu là được. Nhai khoảng 10 – 12 hạt vào mỗi sáng trước bữa ăn.
Cách 2: Xay nhuyễn hạt đậu rồng
Nếu răng yếu hoặc người già, trẻ nhỏ nên sử dụng dạng bào chế này. Mỗi ngày xúc 1 thìa cà phê bột đậu rồi nhai nhẹ sau đó nuốt từ từ.
Cách 3: Bột hạt đậu rồng kết hợp với mật ong
Nguyên liệu: Hạt đậu rồng già (khoảng 100-200gram), mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Rang vàng hạt, để nguội, sau đó xay thành bột mịn và bảo quản trong lọ kín ở nơi khô thoáng, sử dụng dần.
- Lấy 2 thìa cafe lượng bột đậu rồng đã rang vàng thơm trộn với ½ thìa cafe mật ong nguyên chất và ăn. Sử dụng hàng ngày và liên tục trong 10-20 ngày.
Dùng hạt đậu rồng sao vàng hoặc nghiền bột chữa bệnh dạ dày.
2. Chữa đau dạ dày bằng món ăn từ đậu rồng tươi
Nguyên liệu: 300 gram quả đậu rồng tươi, 300 gram thịt ba chỉ, tỏi, gia vị vừa đủ.
Cách thực hiện:
– Đậu rồng đem tước bỏ gân xanh và hai đầu, cắt thành miếng vừa ăn. Thịt ba chỉ đem rửa sạch, thái thành lát mỏng và ướp với một ít bột canh.
– Tỏi đem lột bỏ vỏ bên ngoài, đập dập.
– Cho phần tỏi đã đập dập vào chảo dầu nóng để phi thơm, sau đó cho đậu rồng vào xào. Thêm vào một ít nước lạnh, đậy kín nắp cho đến khi đậu chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi đổ đậu ra đĩa.
– Tiếp tục phi thơm tỏi và xào thịt cho chín, đổ thịt đã chín vào đậu rồng, trộn đều lên rồi thưởng thức.
Đậu rồng tươi xào thịt.
3. Chữa đau xương khớp với món ăn đậu rồng xào trứng
Nguyên liệu: Đậu rồng 150g, cà rốt 1 củ, cật heo 100g, ớt 1 trái, lòng đỏ trứng vịt 2 cái, hành lá, ngò rí, hành tỏi băm, dầu ăn, nước mắm, rượu trắng, hạt tiêu, hạt nêm, nước tương
Cách thực hiện:
– Đậu rồng nhặt rửa sạch, cắt xéo. Cà rốt cắt sợi dài 4cm. Hành lá, ngò rí cắt nhỏ. Trứng vịt lấy lòng đỏ đánh tan, nêm ít tiêu.
– Cật heo làm sạch, khứa xéo rồi cắt miếng dày 2cm, ướp với ½ muỗng hạt nêm, ¼ muỗng tiêu và hành tỏi băm, để thấm.
– Phi thơm hành tỏi băm, cho cật heo vào xào, nêm 1 muỗng rượu trắng, 1 ít nước, xào vừa chín tới, trút ra đĩa.
– Thêm 1 muỗng dầu ăn vào chảo, phi hành tỏi băm, cho đậu rồng và cà rốt vào xào, nêm 1 muỗng hạt nêm, xào rau vừa chín thì trút cật đã xào vào, cho lòng đỏ trứng vào đảo đều, thêm 1 ít nước, trứng chín thì tắt bếp.
– Cho đậu rồng xào trứng ra đĩa, rắc hành ngò và tiêu lên trên, khi ăn chấm kèm nước tương và ớt cắt lát.
Ngoài ra, ăn đậu rồng luộc có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng, rễ đậu rồng chữa cuống họng sưng đau, miệng hôi, sắc uống ngày 9 – 15g và lá đậu rồng tươi rửa sạch, giã nát, đắp để chữa các mụn mủ chưa vỡ giúp giảm đau, tiêu viêm.
Những lưu ý khi sử dụng quả đậu rồng
- Chọn đậu rồng bảo đảm nguồn gốc chất lượng.
- Người bị sỏi đường tiết niệu do oxalate không được dùng vì sỏi phát triển mạnh hơn.
- Người có tiền sử dị ứng với cây đậu rồng không được dùng.
- Người bị gout không dùng đậu rồng, khi dùng bệnh trở nặng.
Mời bạn xem tiếp video:
Đậu bắp được ví như ‘nhân sâm xanh’ nhờ 5 tác dụng này | SKĐS