Người bệnh hẹp niệu quản cần lưu ý gì trong tập luyện?

1. Người bệnh hẹp niệu quản có nên tập thể dục?

Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nước tiểu từ thận sẽ di chuyển theo niệu quản đến bàng quang và được tống thoát ra ngoài qua niệu đạo.

Hẹp niệu quản là tình trạng lòng niệu quản bị hẹp, làm giảm lưu lượng hoặc tắc nghẽn hoàn toàn dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Khi đó, nước tiểu sẽ ứ trễ tại thận và niệu quản, gây ra nhiều biến chứng như đau quặn thận, thận ứ nước, tạo sỏi, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Người bệnh hẹp niệu quản vẫn có thể tập thể dục – khi sức khỏe ổn định, không còn các triệu chứng cấp tính như sốt, đau hông lưng, nôn, tiểu ra máu… Tập luyện đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh hẹp niệu quản.

Cải thiện lưu thông máu và chức năng thận: Tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, bao gồm cả máu đến thận. Nhờ đó, thận hoạt động hiệu quả hơn trong việc lọc, loại bỏ chất thải khỏi cơ thể, giảm bớt áp lực lên thận và niệu quản.

– Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu: Vận động là một trong những liệu pháp tăng cường sức đề kháng, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Người bệnh hẹp niệu quản cần lưu ý gì trong tập luyện?- Ảnh 1.

Khi có các triệu chứng cấp tính, người bệnh hẹp niệu quản không nên tập thể dục cho đến khi sức khỏe ổn định.

Giảm căng thẳng và lo lắng: Các hoạt động thể chất có thể giúp người bệnh hẹp niệu quản vui vẻ, lạc quản hơn. Các hoạt động như yoga, thiền hoặc đi bộ sẽ thư giãn cơ thể và tinh thần.

– Tăng cường sức khỏe tổng thể: Tập luyện vừa sức giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon sâu giấc, từ đó nâng cao thể trạng và sức khỏe tổng thể.

2. Một số bài tập tốt cho người bệnh hẹp niệu quản

2.1. Đi bộ

Đi bộ là một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, rất phù hợp với người bệnh hẹp niệu quản. Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh hẹp niệu quản vì bất kỳ tác động mạnh nào có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh nên đi bộ với tốc độ vừa phải, có thể bắt đầu từ 15 – 30 phút mỗi ngày và tăng dần nếu sức khỏe cho phép. Duy trì hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời giúp người bệnh có tâm trạng thư thái, bớt căng thẳng và ngủ ngon hơn.

2.2. Yoga

Các động tác yoga như tư thế gập người hay tư thế chó úp mặt… giúp kéo giãn cơ thể, kích thích và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu. Đối với người bệnh hẹp niệu quản, việc cải thiện tuần hoàn có thể hỗ trợ chức năng thận, giúp thận hoạt động hiệu quả hơn.

Không những thế, yoga còn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm căng thẳng và lo âu. Người bị hẹp niệu quản thường cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình, trong khi căng thẳng làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Các bài tập thở và thiền trong yoga giúp thư giãn tâm trí, giảm lo âu, và cải thiện tâm trạng tổng thể.

Tư thế vặn mình, cánh cung… cũng là những tư thế cơ bản, dễ thực hiện mà người bệnh có thể tập nhằm cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của cơ thể.

2.3. Các hoạt động khác

– Đạp xe: Đạp xe là một môn thể thao nhẹ nhàng, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường cơ bắp và sự linh hoạt. Đạp xe giúp duy trì một trọng lượng cơ thể lý tưởng và giảm áp lực lên hệ tiết niệu.

Lưu ý, nên đạp xe ở mức độ trung bình, tránh đạp quá nhanh hoặc quá lâu. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đau, nên giảm cường độ hoặc nghỉ ngơi.

– Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như giãn cơ, hoặc các động tác thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng, sẽ giúp duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng…

– Thiền và thở: Mặc dù không phải là một môn thể thao theo nghĩa truyền thống, nhưng thiền và các bài tập thở (pranayama) có thể mang lại lợi ích rất lớn trong việc giảm căng thẳng và lo âu, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Thở sâu giúp thư giãn cơ thể và làm giảm tình trạng căng thẳng trong hệ tiết niệu.

– Tai Chi: Tai Chi là môn thể thao nhẹ nhàng, kết hợp giữa chuyển động cơ thể, thở sâu và thiền. Tai Chi giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể. Môn thể thao này phù hợp với người bệnh có tình trạng sức khỏe yếu hoặc người cao tuổi.

Người bệnh hẹp niệu quản cần lưu ý gì trong tập luyện?- Ảnh 3.

Đi bộ là một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng và rất phù hợp với người bệnh hẹp niệu quản.

3. Lưu ý khi tập luyện

Người bệnh hẹp niệu quản ở mức nhẹ có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu (sốt lạnh run, tiểu dắt buốt, tiểu đục), đau lưng hông, tiểu máu, nôn, mệt mỏi, thể trạng yếu không nên tập luyện. Sau khi điều trị, sức khỏe ổn định thì mới bắt đầu tập. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về hình thức cũng như tần suất tập luyện, tránh gây hại sức khỏe.

– Ưu tiên các bài tập phù hợp với thể trạng, tập với cường độ tăng dần, có thể kết hợp nhiều bài tập khác nhau để có kế hoạch tập luyện mới mẻ, đa dạng…

– Tránh các bài tập quá nặng như chạy đường dài, nâng tạ nặng, tập quá sức có thể khiến tình trạng hẹp niệu quản trở nên tồi tệ hơn.

– Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tập vào buổi sáng 6 – 7h, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, khi đói bụng hay quá no. Thời gian tập khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.

– Uống đủ nước, lựa chọn trang phục phù hợp, thoải mái.

– Dừng tập khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, như khó thở, mệt mỏi, đau bụng…

Mời bạn đọc xem thêm:

Dấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu gặp rắc rốiDấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu gặp rắc rối

SKĐS – Hệ tiết niệu gồm nhiều cơ quan nên khi các cơ quan này gặp vấn đề sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau như nhiễm khuẩn, sỏi, bướu, có dị vật, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, suy thận mạn, hẹp niệu đạo…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *