1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh chốc mép
Ngoài tác nhân chính gây bệnh chốc mép là virus herpes, bệnh còn do vi khuẩn thường gặp như tụ cầu vàng, liên cầu và nấm candida albicans. Các virus, vi khuẩn này tấn công khi tình trạng sức khỏe yếu làm giảm sức đề kháng gây ra tình trạng viêm khóe miệng. Biểu hiện này cũng thường gặp ở những người bị viêm da cơ địa, da thường xuyên khô và nứt nẻ.
Ngoài ra còn do bệnh cũng có thể do sự thiếu hụt vitamin B. Nguyên nhân là do chế độ ăn không cân bằng, ăn quá ít rau, trái cây tươi, thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
Ở trẻ nhỏ nếu người mẹ thiếu sữa cho con bú hoặc cho trẻ ăn thiếu chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng của bé kém rất dễ dẫn bị chốc mép.
Mặc dù không có chế độ ăn kiêng cụ thể cho bệnh chốc mép nhưng nên áp dụng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng thực vật, ăn ít đường, ít muối, ít chất béo không lành mạnh. Đường có khả năng làm tăng quá trình viêm nhiễm, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến phản ứng miễn dịch.
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu, hiểu được những thực phẩm có lợi và thực phẩm có hại để áp dụng chế độ ăn cân bằng, đủ chất giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch giúp tình trạng chốc mép mau khỏi.
2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bị chốc mép
Như đã nói ngoài các nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nấm… còn có nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng thiếu chất, không đảm bảo các vitamin, khoáng chất như vitamin B12, vitamin PP (là một dạng của vitamin B3, hay còn gọi là niacin), vitamin C… cũng có thể gây ra tình trạng chốc mép. Với nguyên nhân này thì không cần dùng thuốc đặc trị mà chỉ cần có chế độ ăn giàu các vitamin nêu trên hoặc bổ sung vitamin dạng thuốc giúp tình trạng chốc mép giảm và mau khỏi.
Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống rất quan trọng để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng chốc mép tái phát do dinh dưỡng kém.
Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất để bổ sung dinh dưỡng. Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt hữu cơ và ít protein từ động vật có thể củng cố hệ thống phòng vệ và chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.
Loại bỏ dầu thực vật không bão hòa đa, bơ thực vật, mỡ thực vật, tất cả các loại dầu được hydro hóa một phần và tất cả các loại thực phẩm (chẳng hạn như thực phẩm chiên ngập dầu) có thể chứa acid béo chuyển hóa. Sử dụng dầu ô liu nguyên chất làm chất béo chính. Tăng cường men vi sinh, prebiotic và vitamin D cũng có tác dụng.
Người trưởng thành nên ăn các gia vị như gừng và nghệ thường xuyên để có tác dụng chống viêm. Lưu ý người có bệnh lý khác cần hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn.
Bổ sung vitamin B
Sự thiếu hụt vitamin B cũng là nguyên nhân gây chốc mép. Cơ thể thiếu hụt vitamin B thường do bạn không ăn đủ rau xanh, trái cây, thực phẩm nguyên cám. Nên tăng cường vitamin B bằng con đường ăn uống. Ngoài ra, có thể dùng chất bổ sung vitamin B theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Vitamin D
Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo và tham gia vào quá trình khoáng hóa xương, điều hòa miễn dịch, chức năng chống viêm và cơ cũng như điều chỉnh lượng đường trong máu. Thiếu vitamin D có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng, bao gồm mệt mỏi, trầm cảm, chuột rút cơ bắp và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tăng lượng acid béo omega-3
Omega-3 là một acid béo có tác dụng kháng viêm rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, khi bị chốc mép bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng chất này, thường là trong các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ, dầu cá…
Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Táo, lúa mạch, các loại đậu, bột yến bạch, ngũ cốc… là những thực phẩm nên ăn khi bị chốc mép. Vì chúng có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy và lở loét trên da.
Probiotic và prebiotic
Rối loạn sinh lý đường ruột, hoặc mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu của hệ vi sinh vật, có liên quan đến sự thay đổi phản ứng miễn dịch của da và chức năng rào cản bị suy giảm. Nếu hàng rào bảo vệ của da bị suy yếu, nó có thể dễ bị tổn thương hơn trước các tác nhân gây hại, chẳng hạn như vi khuẩn liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn.
Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng, ăn chúng thường xuyên sẽ tăng độ ẩm cho da và môi. Ngoài ra, sữa chua cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, làm giảm được tình trạng viêm nhiễm.
3. Tham khảo chế độ ăn uống khi mắc bệnh chốc mép
Chia thành nhiều bữa ăn với những thức ăn mềm, dễ tiêu vì khi mắc những bệnh ở miệng thì trẻ sẽ ăn uống khó khăn hơn, từ đó dẫn đến việc chán ăn, sợ ăn.
Với trẻ em nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, khoảng 5-6 bữa một ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 3-4 tiếng để trẻ kịp tiêu hóa thức ăn và có tiếp tục nạp thêm dinh dưỡng.
Nên cho trẻ ăn khoảng 2-3 trứng mỗi tuần để bổ sung thêm protein, sắt, vitamin và khoáng chất, đồng thời trứng mềm và có hương vị thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món.
Có thể ăn nhiều thức ăn mát lạnh như nước ép trái cây hoặc sinh tố giúp làm lạnh cho môi để giảm các vết loét sưng đau.
Kiêng ăn những loại thực phẩm như thịt chế biến sẵn, thức ăn ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối như pizza, bánh snack mặn, bánh kẹo ngọt… vì dễ làm vết thương thêm trầm trọng và lâu lành hơn.
4. Gợi ý một số thực phẩm
Thịt trắng ít gây kích ứng
Các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt… cũng là những thực phẩm nên ăn khi bị chốc mép vì đây là những thực phẩm có tính mát, ít khi gây kích ứng cho da.
Chế độ ăn Địa Trung Hải
Một ví dụ về chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng thực vật là chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn ít đường, chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật, nhiều trái cây tươi, rau, thảo mộc, gia vị, ngũ cốc nguyên hạt được chế biến tối thiểu, đậu và các loại đậu, cá béo, dầu ô liu, các loại hạt. Thực hiện theo chế độ ăn này có thể giúp giảm viêm và giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Mật ong kháng viêm
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Bạn có thể dùng mật ong để thoa lên vùng da bị tổn thương hoặc uống nước mật ong mỗi ngày cũng sẽ cải thiện được các triệu chứng bệnh chốc mép.
Trái cây bổ sung thêm vitamin và khoáng chất
Nước dừa: Uống nước dừa giúp dưỡng ẩm tự nhiên và cung cấp những loại acid amin, khoáng chất như canxi, chloride và kali giúp làm lành nhanh những vết thương mụn rộp do chốc mép.
Đu đủ: Trong đu đủ giàu chất xơ, kali và vitamin giúp cung cấp chất dinh dưỡng và giảm sưng viêm.
Táo: Trong táo rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa như vitamin C, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và giúp cho vết thương ở môi, mép nhanh lành hơn.
Dưa hấu: Loại quả này giúp tăng cường hệ miễn dịch, hồi phục vết thương nhờ các hoạt chất oxy hóa và hàm lượng vitamin C dồi dào.
Nước nha đam: Trong thành phần của lá nha đam có chứa nhiều chất có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Do đó, uống một cốc nước nha đam mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhanh được cải thiện.
Xem thêm: