Thảo dược điều trị lang ben

Lang ben là bệnh ngoài da do nấm với những vùng da màu trắng (có thể hồng hoặc nâu) và kích thước ngày càng tăng lên ở mặt, cổ, cánh tay, ngực, khi đổ mồ hôi có thể gây ngứa. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến từ 20 đến 35 tuổi.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh lang ben như khí hậu nóng ẩm, người thường xuyên đổ mồ hôi nhiều do lao động hoặc do cơ thể toát nhiều mồ hôi, người da dầu, thay đổi nội tiết tố hay có hệ miễn dịch suy yếu, vệ sinh thân thể kém…

Thảo dược điều trị lang ben

Chuối xanh: Nhựa chuối xanh ức chế vi nấm gây bệnh lang ben.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị một quả chuối tiêu xanh, tươi, nhiều mủ.
  • Cắt phần đầu và cuối của quả chuối.
  • Sau đó cắt lát mỏng để lấy mủ, dùng miếng chuối xoa đều lên vùng da bị lang ben. Sau đó đắp miếng chuối lên bề mặt da.
  • Để trong khoảng 7 – 10 phút rồi gỡ ra, rửa sạch vùng da bằng nước ấm.
  • Áp dụng 2 lần/ngày trong 7 ngày sẽ có tác dụng.
tri lang ben bang chuoi xanh

Nhựa chuối xanh có tác dụng ức chế vi nấm gây bệnh lang ben.

Tinh dầu cây chè đặc trị lang ben cho trẻ em

Tinh dầu chè ức chế sự nhân lên của vi nấm gây bệnh lang ben.

Cách sử dụng: Lấy tinh dầu cây chè thoa trực tiếp lên vùng da bị lang ben. Giữ trong khoảng 20 – 30 phút. Thực hiện 2 lần/ngày. Kiên trì áp dụng trong 5 ngày.

Ké đầu ngựa

Tên gọi khác thương nhĩ tử, tên khoa học Xanthium Strumarium, vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ấm, quy kinh phế. Trong ké đầu ngựa có thành phần kháng viêm, tăng cường sức đề kháng cho da.

Cách dùng:

  • Lấy ké đầu ngựa băm nhỏ, phơi khô.
  • Mỗi lần sử dụng 1 nắm nhỏ bỏ vào nồi thêm nước sao cho xâm xấp mặt cây thuốc.
  • Đun sôi kỹ, để nhỏ lửa tiếp tục đun cho đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 lượng nước ban đầu. Uống chia 2 lần trong ngày.
  • Trường hợp dùng thuốc ở nhà bệnh vẫn lan rộng cần đến khám tại bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời.
20230210_ke-dau-ngua-1

Ké đầu ngựa.

Khi điều trị lang ben cần chú ý

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường, tránh ẩm mốc.
  • Không dùng chung khăn lau, quần áo với người khác, tránh gần gũi với thú nuôi trong nhà.
  • Cần điều trị liên tục, thường xuyên, đúng liều lượng, tránh bệnh tái phát.
  • Cần tham khảo ý kiến chuyên khoa da liễu để có thể điều trị dứt điểm bệnh.
  • Kết hợp đông y và tây y là phương pháp điều trị hiệu quả.

Mời bạn xem tiếp video:

Món ăn giúp giải rượu, tránh nôn nao dịp Lễ, Tết | SKĐS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *