Gan, một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, giúp giải độc, chuyển hóa chất dinh dưỡng và duy trì sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các yếu tố như chế độ ăn uống kém, lối sống ít vận động và uống quá nhiều rượu có thể gây áp lực lên gan, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Để chăm sóc gan khỏe mạnh, bên cạnh việc làm sạch chế độ ăn uống và đưa những thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng, cân bằng vào đĩa ăn, bạn cũng phải đảm bảo tránh xa những thói quen xấu như hút thuốc và uống quá nhiều rượu, đồng thời phải tập thể dục hàng ngày.
Dưới đây là một số bài tập đơn giản dễ dàng thực hiện hàng ngày có tác dụng giúp gan khỏe mạnh:
1. Bài tập đi bộ nhanh 30 phút/ngày
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, hoạt động thể chất thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ, có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe gan.
Đi bộ giúp cải thiện chức năng gan và hỗ trợ kiểm soát cân nặng, tất cả đều góp phần giúp gan khỏe mạnh hơn.
Đi bộ giúp cải thiện chức năng gan.
Đi bộ nhanh kích thích lưu thông máu và thúc đẩy tuần hoàn bạch huyết, giúp gan loại bỏ độc tố tốt hơn. Đi bộ thường xuyên cũng làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Một nghiên cứu từ Đại học Y khoa Penn State cho thấy, chỉ cần đi bộ nhanh 22 phút mỗi ngày có thể ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
2. Tập yoga 20-30 phút/ngày
Yoga là hình thức tập luyện toàn diện nuôi dưỡng cả cơ thể và tâm trí. Lợi ích của nó không chỉ dừng lại ở sự dẻo dai, giảm căng thẳng mà còn đi sâu vào các chức năng sinh lý, bao gồm cả sức khỏe gan.
Thông qua các bài tập yoga nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, có thể hỗ trợ và tăng cường chức năng gan, thúc đẩy sức khỏe tổng thể.
Một số tư thế yoga cụ thể như tư thế em bé, tư thế chó úp mặt và tư thế cái cày… có thể tăng cường lưu lượng máu đến gan, thúc đẩy quá trình giải độc và giảm căng thẳng.
Một số tư thế yoga (tư thế em bé) có thể tăng cường lưu lượng máu đến gan.
3. Bơi lội 20-30 phút/ngày, hai lần một tuần
Bơi lội kích thích tuần hoàn bạch huyết, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm viêm. Tất cả những điều này đều có lợi cho chức năng gan.
4. Đạp xe 20-30 phút, hai lần một tuần
Đạp xe giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện độ nhạy insulin, tăng lưu lượng máu đến gan, thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo trong gan, làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Đạp xe làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
6. Pilates 20-30 phút/ngày, hai lần một tuần
Pilates là một hình thức tập luyện nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, tập trung vào sự linh hoạt, sức mạnh và hơi thở được kiểm soát, giúp cải thiện sức mạnh cốt lõi, cải thiện tư thế và tăng cường lưu thông bạch huyết.
Gan là trung tâm lọc máu. Khi lưu thông máu tốt hơn sẽ giúp cải thiện trực tiếp chức năng gan. Pilates có thể giúp giảm căng thẳng, có tác động tích cực đến sức khỏe gan.
Pilates có thể tác động tích cực đến sức khỏe gan.
7. Duỗi người và hít thở sâu 10 – 15 phút mỗi ngày
Các bài tập kéo giãn và hít thở sâu thường xuyên giúp giảm căng thẳng, thúc đẩy thư giãn và cải thiện tuần hoàn bạch huyết, tất cả đều có lợi cho chức năng gan.
Các kỹ thuật thở sâu cung cấp oxy cho máu và cải thiện lưu thông, do đó hỗ trợ chức năng gan. Bản chất của thở nhịp nhàng cũng làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.
8. Bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) 15-20 phút/ngày, hai lần một tuần
Theo nghiên cứu của Đại học Flinders và Đại học Queensland, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể cải thiện chức năng tim và sức khỏe gan thông qua bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT)
Các bài tập HIIT thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện độ nhạy insulin và tăng cường chức năng gan. Ví dụ bao gồm các bài tập burpee, nhảy squat và leo núi…
Mời bạn xem thêm video:
Cải thiện gan nhiễm mỡ bằng cách đi bộ 22 phút mỗi ngày I SKĐS