1. Các vấn đề da thường gặp trong mùa nồm ẩm
Khi thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các loại nấm, virus vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, độ ẩm trong không khí quá cao khiến các đồ dùng như chăn, đệm, ga, gối, khăn tắm… cũng dễ bị ẩm mốc nếu không được giặt, sấy khô thường xuyên. Điều này sẽ làm gia tăng thêm các vấn đề ở da như nấm da, dị ứng nổi mề đay, trứng cá…
Với người sở hữu làn da dầu sẽ thấy da nhiều dầu nhờn hơn; người sở hữu làn da khô mặc dù không cảm nhận được sự khô nẻ, nhưng lúc này nếu chủ quan không chăm sóc thì da dễ bị khô, nhăn, lão hóa.
– Về mụn trứng cá, mặc dù bùng phát mạnh nhiều hơn ở mùa hè, nhưng khi vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh ở mùa xuân thì đây cũng là điều kiện để mụn trứng cá có thể bùng lên.
– Nấm da đặc biệt phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ẩm ướt, ấm áp như trời nồm ẩm.
Mùa xuân, không khí nồm ẩm cũng là mùa của các loài hoa, đồng thời cũng là mùa của các bệnh dị ứng. Kết hợp với sự phát triển mạnh của nấm mốc, vi khuẩn, virus thì cơ thể lại càng dễ bị dị ứng (lúc này cơ thể sẽ giải phóng histamine bảo vệ cơ thể). Ngoài các bệnh dị ứng, có thể gây ra các biểu hiện ngoài da như nổi mề đay, phát ban, sưng, ngứa ở mặt, tay, chân, toàn thân…
2. Cách chăm sóc da mùa nồm ẩm
Các bệnh ngoài da vào mùa nồm tuy không nguy hiểm, nhưng sẽ ảnh cuộc sống cũng như thẩm mỹ của người bệnh. Vì thế, để phòng ngừa và hạn chế các tình huống xấu cho da, bạn vẫn cần chăm sóc da theo các bước:
– Làm sạch da: Đây là bước rất quan trọng bởi mùa nồm ẩm là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, nấm phát triển dẫn đến mụn trứng cá, nấm da, da tiết nhiều dầu… Chính vì vậy, bước làm sạch da là vô cùng quan trọng để loại bỏ các tác nhân gây nguy hại cho da.
+ Tẩy trang: Cần tẩy trang ngay cả khi bạn không trang điểm. Đối với các bạn có trang điểm, cần sử dụng nước tẩy trang riêng cho da mặt, mắt (trường hợp sử dụng mascara), môi. Sử dụng miếng tẩy trang sợi cotton hoặc microfiber thấm một lượng dầu tẩy trang sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn trên da dễ dàng và không gây tổn thương da.
+ Rửa mặt: Mỗi ngày rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối sau khi tẩy trang. Nên sử dụng sữa rửa mặt chứa AHA/BHA để giúp làm sạch sâu, hỗ trợ tẩy tế bào da chết nhẹ nhàng và cung cấp độ ẩm cho da.
– Dưỡng da: Mặc dù thời tiết nồm ẩm khiến da dẻ mịn màng nên nhiều chị em bỏ qua bước dưỡng da. Nhưng thời tiết này là thời điểm chăm sóc da rất tốt. Tuy nhiên cần sử dụng đúng sản phẩm để không cảm thấy bị nhờn da, bí da.
+ Đắp mặt nạ: Trường hợp da nhiều dầu nên sử dụng mặt nạ đất sét để giúp hút dầu thừa, sợi bã nhờn trên da. Loại mặt nạ này rất phù hợp trong thời tiết có độ ẩm không khí cao và giúp da không bị khô căng sau khi đắp. Trường hợp da khô nên sử dụng mặt nạ được chế từ cám gạo, sữa chua, quả bơ, dưa chuột…
Lưu ý: Mỗi tuần nên đắp mặt nạ 2-3 lần, mỗi lần đắp không quá 15 phút.
+ Dưỡng ẩm: Mặc dù thời tiết nồm ẩm giúp da không bị mất nước và khô căng, nhưng vẫn cần dưỡng ẩm vừa đủ cho da. Bước dưỡng ẩm này không chỉ giúp da mềm mại mà còn giúp da không bị nhăn. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm và không gây bóng, nhờn cho da. Cần tránh các loại kem dưỡng có kết cấu đặc, dính dễ gây bít tắc lỗ chân lông khiến da tiết nhiều dầu nhờn hơn.
Ngoài các bước chăm sóc da, vẫn cần uống đủ nước để cấp nước cho da từ bên trong. Và một điều quan trọng là không nên quên sử dụng kem chống nắng. Kem chống nắng cũng nên sử dụng loại có kết cấu mỏng nhẹ để không bị bết nhờn hoặc vón cục khi thoa lên da.
Mời độc giả xem thêm video:
Những loại rau nào thải độc, Giúp gan khỏe mạnh? | SKĐS