Chế độ ăn uống phù hợp với người mắc bệnh ấu trùng sán lợn

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người mắc bệnh ấu trùng sán lợn

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, do ăn thịt lợn chưa nấu chín có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

Sau khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể người như: ở dưới da, cơ, mắt, đặc biệt là não. Khi ấu trùng sán lợn xâm nhập vào cơ thể người, chúng thường di chuyển và ký sinh tại các cơ quan khác nhau, bao gồm cả đường tiêu hóa. Sự hiện diện của ấu trùng có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn và nôn, mất cảm giác ngon miệng…

Mắc bệnh sán não thường để lại di chứng nặng về thần kinh cho người bệnh. Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng kén sán có trong não. Di chứng sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống như suy giảm trí nhớ, người bệnh nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần, thỉnh thoảng đau đầu, co giật như động kinh, nặng hơn có thể tăng áp lực sọ não, đột tử.

Vì vậy, nếu có biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tùy theo vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm ấu trùng sán lợn, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau.

Chế độ ăn uống phù hợp với người mắc bệnh ấu trùng sán lợn- Ảnh 1.

Ăn thực phẩm nấu chín kỹ để phòng và điều trị ấu trùng sán lợn.

Vì là bệnh liên quan đến thói quen ăn uống và triệu chứng cũng ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa cho nên chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh ấu trùng sán lợn rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng, giúp người bệnh tăng sức đề kháng, nhanh phục hồi sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ cung cấp năng lượng, cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại ký sinh trùng, phục hồi các mô bị tổn thương.

Người bệnh cần được tăng cường dinh dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và gan. Tránh các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như thức ăn cay nóng, đồ uống có gas, rượu bia… có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng.

2. Những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh ấu trùng sán lợn

Theo Hướng dẫn Chế độ ăn bệnh viện do Bộ Y tế ban hành, bạn đọc tham khảo cơ cấu khẩu phần được xây dựng trên cơ sở cơ cấu khẩu phần trung bình của người có cân nặng 50 đến 55 kg trong chế độ ăn thông thường. Theo đó, nguyên tắc dinh dưỡng phải bảo đảm cung cấp cho người bệnh về năng lượng, đạm, chất béo, chất xơ, nước, natri…

Nguyên tắc

Cơ cấu khẩu phần

Ký hiệu

– Năng lượng: có 2 mức: 2200 – 2400Kcal/ngày hoặc 1800- 1900Kcal/ngày, tùy khả năng của người bệnh.

– Protid: 12- 14%. Tỷ lệ protid động vật/tổng số: 30 – 50%.

– Lipid: 15 – 25 %. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.

– Đường đơn: < 10 g/ngày.

– Natri: ( 2400 mg/ngày.

– Nước: 2 – 2,5 lít/ngày.

– Chất xơ: 15 – 25 g/ngày.

– Số bữa ăn: 3 – 4 bữa/ngày.

E (kcal): 2200 – 2400

P (g): 66 – 84

L (g): 40 – 65

G (g): 350- 440

Natri (mg): 2400

Nước (l): 2- 2,5

Chất xơ (g) : 15 – 25

BT01-X

E (kcal): 1800 – 1900

P (g): 54 – 67

L (g): 43 – 53

G (g): 275 – 323

Natri (mg): ( 2400

Nước (l): 2- 2,5

Chất xơ (g) :15 – 25

Với người mắc bệnh ấu trùng sán lợn, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng theo chế độ ăn được hướng dẫn rất quan trọng. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cần lưu ý tăng cường một số dưỡng chất sau:

Protein

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào bị tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch. Nguồn cung cấp protein chủ yếu từ thịt nạc (gà, bò, cá), trứng, sữa, đậu nành, các loại đậu…

Vitamin và khoáng chất

Nhóm chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tế bào. Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu các loại vitamin:

  • Vitamin A: Cà rốt, bí đỏ, gan, trứng…
  • Vitamin C: Cam, quýt, bưởi, dâu tây…
  • Vitamin E: Hạt hướng dương, hạnh nhân, dầu ô liu…
  • Kẽm: Hàu, thịt đỏ, các loại hạt…
  • Sắt: Thịt đỏ, gan, rau lá xanh đậm, các loại hạt…

Chất xơ

Chất xơ có tác dụng cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng thúc đẩy sự phát triển hệ vi sinh vật có lợi, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch cho người bệnh.

Nguồn thực phẩm giàu chất xơ lành mạnh bao gồm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…

Người bệnh cần lưu ý: Chọn thực phẩm tươi sống, chế biến và bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Phải ăn chín uống sôi: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất để loại bỏ hoàn toàn ấu trùng sán lợn trong thức ăn. Đồng thời chú ý uống nhiều nước để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Chế độ ăn uống phù hợp với người mắc bệnh ấu trùng sán lợn- Ảnh 3.

Thịt gà là nguồn protein tốt cho người mắc bệnh ấu trùng sán lợn.

3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị bệnh ấu trùng sán lợn

Những thực phẩm nên ăn bao gồm:

  • Thịt nạc: thịt gà, bò, cá… đã được nấu chín kỹ.
  • Trứng: trứng gà, trứng vịt.
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu đen, đậu xanh…
  • Rau xanh: Cải xanh, rau muống, rau ngót…
  • Trái cây: Táo, cam, chuối…
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó…

Những thực phẩm nên tránh

  • Thịt sống hoặc chưa chín kỹ: Thịt lợn, thịt bò, gỏi thịt, gỏi cá, nem chua, nem chạo…
  • Các loại rau sống.
  • Đồ ăn nhanh: Hamburger, pizza, gà rán, xúc xích…
  • Đồ uống có gas và có cồn: Nước ngọt, soda, bia, rượu…
  • Đặc biệt, ăn tiết canh, nem chua… có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn rất cao vì người sẽ bị nhiễm ấu trùng sán khi ăn các món tiết canh, lòng lợn… làm từ những con lợn bị mắc sán.

Để chủ động phòng bệnh ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân: Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái, rau sống không đảm bảo vệ sinh; Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột; Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông; Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi; Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn.

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị nhiễm ấu trùng sán lợnCác phương pháp điều trị nhiễm ấu trùng sán lợn

SKĐS – Nhiễm ấu trùng sán lợn có thể gây ra các nguy cơ tai biến ở não, mắt… Tùy theo vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm ấu trùng sán lợn, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *