Tập luyện thế nào giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng?

Các triệu chứng của sâu răng như đau, nhạy cảm thường xuất hiện muộn. Chẩn đoán sâu răng dựa trên

việc kiểm tra, thăm dò bề mặt men răng bằng dụng cụ kim loại cứng và chụp X-quang nha khoa.

Điều trị bao gồm loại bỏ cấu trúc răng bị ảnh hưởng và phục hồi lại bằng các vật liệu khác nhau. Fluor, vệ sinh răng miệng hằng ngày, trám bít hỗ rãnh, và chế độ ăn uống, luyện tập nâng cao thể trạng hợp lý giúp ngăn ngừa sâu răng.

1. Vai trò của tập luyện trong phòng và hỗ trợ điều trị sâu răng

Sức đề kháng của cơ thể chúng ta được xây dựng từ chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, tiêm ngừa và tập luyện thể thao đều đặn.

Tập thể dục giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy lưu thông máu tốt và có thể thực hiện chúng dễ dàng mọi lúc mọi nơi. Yoga, chạy bộ, đạp xe… là những bộ môn có thể tự tập tại nhà và giúp thư giãn tâm trí. Tăng cường hệ miễn dịch, kết hợp cùng vệ sinh răng miệng giúp bạn phòng ngừa tối đa tình trạng sâu răng.

Ngoài ra, sâu răng còn gây nên hiện tượng đau nhức tại răng, các phương pháp massage và bấm huyệt giúp cải thiện tình trạng đau răng rất hiệu quả.

2. Các bài tập massage và day ấn huyệt giúp giảm tình trạng đau nhức do sâu răng

Khi bị sâu răng việc đau nhức răng là điều không tránh khỏi. Khi sâu răng nặng vào tủy răng gây đau, viêm ở phần chóp (cuống) răng.

Khi răng bị viêm cuống, ổ nhiễm trùng cuống sẽ khiến đau nhiều, lợi xung quanh răng bị sưng to khiến bạn không ăn nhai được, khi nhai có cảm giác răng bị chồi lên. Lúc này chúng ta có thể sử dụng một số bài massage nướu răng để giảm sưng và day ấn một số huyệt đặc hiệu giúp giảm tình trạng đau nhức do sâu răng gây ra.

Tập luyện thế nào giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng?- Ảnh 1.

Massage nướu răng giúp nước khỏe và giảm đau nhức.

Massage vùng nướu răng

Massage nhẹ nhàng vùng nướu vừa giúp giảm đau, vừa nâng cao sức khỏe cho nướu. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên massage, đặc biệt là sau khi vệ sinh răng miệng để thấy rõ hiệu quả bất ngờ.

Cách thực hiện: Dùng đầu ngón tay thực hiện massage nhẹ nhàng, lần lượt di chuyển từ bên trong ra ngoài, trái qua phải, mặt trước và trong của nướu. Mỗi lần massage, bạn nên thực hiện ít nhất từ 1 – 2 phút, mỗi ngày thực hiện ít nhất 1 lần.

Bạn có thể dùng nha đam để giúp giảm sưng nướu răng bởi nha đam có tác dụng chống viêm, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn ở vùng nướu. Bên cạnh đó còn có tác dụng xoa dịu đau nhức hiệu quả, chỉ cần thoa nhẹ gel nha đam lên vùng nướu, rửa sạch lại với nước sau 5 phút. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Bấm huyệt giảm đau răng

Bấm huyệt là một phương pháp giúp giảm đau răng hiệu quả. Dưới đây là một số cách dễ thực hiện mà hiệu quả tại nhà.

Day bấm huyệt hợp cốc, kiên tỉnh mỗi huyệt 30 giây, cơn đau răng sẽ hết.

Chú ý: Lấy huyệt phải chuẩn, lực bấm đúng mức.

Vị trí huyệt hợp cốc: Huyệt hợp cốc nằm trên nền thịt, giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía với ngón trỏ, trên đường giữa đi qua xương bàn ngón hai. Bên ngoài da, hợp cốc nằm gần cuối của rãnh xuất hiện khi ngón tay cái khép lại với ngón trỏ.

Tác dụng của huyệt hợp cốc: Một là thanh nhiệt giải biểu, hai là có thể sơ cân tán phong, thông giáng trường vị. Trong đó tác dụng quan trọng nhất là thanh nhiệt trấn thống.

Huyệt kiên tỉnh nằm ở trên vai, từ mỏm gai đốt sống cổ 7 đến chỗ lõm mỏm cùng vai kẻ một đường thẳng, điểm giữa của đường này chính là vị trí huyệt kiên tỉnh.

Bấm huyệt giáp xa trị đau răng

Huyệt giáp xa có vị trí nằm tại vị trí giữa quai hàm ở má, khi nhai vùng này sẽ bị lõm xuống. Huyệt này chủ yếu trị các vị trí đau tại cổ, cằm và mặt. Theo các tài liệu về đông y, đây là huyệt giúp giảm đau răng rất tốt.

Cách xác định huyệt giáp xa cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần khép miệng và cắn chặt hai hàm, phần nhô lên của cơ cắn chính là huyệt giáp xa.

Tập luyện thế nào giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng?- Ảnh 2.

Đạp xe là một cách tập nâng cao sức đề kháng phòng và hỗ trợ trị sâu răng.

3. Tập luyện nâng cao sức đề kháng, phòng và hỗ trợ trị sâu răng

Ngoài ra, để giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh lý nói chung, các bệnh về răng miệng nói riêng, người bệnh có thể tập các bài tập sau:

Bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục mỗi ngày, chú trọng rèn luyện sức khỏe qua các bài tập giúp tăng cường miễn dịch đơn giản, phù hợp với thể trạng của bản thân. Nên lựa chọn những không gian tập luyện thoáng đãng, nhiều cây xanh, không khí trong lành. Dưới đây là các bài tập giúp tăng cường miễn dịch phòng ngừa và giảm thiểu sâu răng:

3.1. Những bài tập yoga hỗ trợ tăng cường đề kháng

Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy lưu thông máu tốt, kiện toàn thể lực. Yoga là một trong những bộ môn thể dục đơn giản giúp tăng cường sức đề kháng mà bạn có thể tập luyện ở mọi nơi.

Tư thế em bé

Cách thực hiện tư thế em bé:

Bước 1: Quỳ trên mặt sàn đã được trải thảm tập, hai mũi chân khép lại sát vào nhau và hai đầu gối hơi cách xa nhau, đặt tay lên đùi.

Bước 2: Thở ra đồng thời hạ thấp thân về phía trước và đặt bụng trên đùi, cùng lúc đó vươn tay lên cao. Bước 3: Hít thở sâu và ép sát bụng vào đùi, đầu chạm vào thảm và hai tay duỗi thẳng.

Bước 4: Giữ tư thế này trong 20 – 30 giây, rồi thả lỏng trở về trạng thái ban đầu.

Tư thế cái cung

Bài tập này giúp tăng đề kháng, cải thiện lưu thông của các tế bào bạch cầu. Cách tập bài tập này cũng rất đơn giản:

Trước hết bạn nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo cơ thể. Sau đó từ từ gập hai đầu gối, hai tay đưa về phía sau, kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, nâng ngực lên khỏi mặt đất. Mặt hướng về phía trước, thư giãn. Động tác giữ chặt cổ chân sẽ kéo ngực lên, tạo thế thăng bằng, cơ thể uốn cong và căng như cây cung. Giữ trong khoảng 10 – 20 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.

Tư thế rắn hổ mang

Đây là bài tập hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp nở ngực và cơ thể sản xuất tế bào bạch cầu, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể.

Cách tập tư thế rắn hổ mang:

Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay chống xuống sàn. Hít vào, dùng lực ở hai cánh tay ấn xuống và nâng cao đầu, vai và phần thân trên cơ thể lên cao càng nhiều càng tốt. Giữ chắc các xương bánh chè và đùi của bạn để ngăn chúng nhấc khỏi thảm tập. Giữ trong vài giây và trở lại tư thế trước đó.

Đây là một trong những tư thế cơ bản nhất nên nó còn được ví như “mẹ của các tư thế yoga”. Tư thế thuộc trường phái Hatha yoga này có thể được thực hiện ở mọi thời điểm trong ngày, ít nhất là 10 – 20 giây hoặc năm lần hít thở sâu.

Tư thế ngọn núi

Bài tập giúp giải phóng năng lượng qua các cơ bắp, cải thiện vóc dáng và phòng ngừa các bệnh văn phòng:

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Giúp cải thiện tư thế của bạn, phòng ngừa vẹo cột sống, còng lưng, cải thiện sự thăng bằng của cơ thể. Ngoài ra, tư thế này tập trung vào quá trình hít thở, giữ đầu óc tỉnh táo, tập trung, điều hòa tâm trí, từ đó tăng cường tâm lý, giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu.

Cách thực hiện tư thế ngọn núi:

Bước 1: Đứng thẳng, hai bàn chân song song hơi cách xa nhau, hai tay xuôi cùng cơ thể.

Bước 2: Siết cơ đùi, nâng gối điều chỉnh vị trí hai chân một cách nhẹ nhàng mà không làm cứng phần cơ bụng, chuyển động nhẹ nhàng và hơi căng mắt cá chân, từ từ nhìn lên trên.

Bước 3: Hít vào và duỗi vai, vươn cánh tay lên trên, nâng cao gót chân, đảm bảo cho trọng lượng cơ thể dồn vào các ngón chân của bạn. Cảm nhận sự căng của cả cơ thể từ đầu đến chân.

Bước 4: Giữ tư thế trong vài giây, sau đó thở ra và thả lỏng, trở về tư thế ban đầu và lặp lại.

3.2. Đi bộ

Đi bộ là bài tập thể dục tăng sức đề kháng đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả. Đây là bài tập thích hợp rèn luyện mỗi ngày cho tất cả đối tượng từ người trẻ tuổi đến người cao tuổi với nhiều công dụng hữu ích mang lại cho sức khỏe.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày đi bộ từ 15 – 30 phút sẽ giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn, góp phần cải thiện đáng kể lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tai biến và thoái hóa cổ xương đùi…

Bên cạnh đó, đi bộ đều đặn còn giúp cơ thể phòng tránh được các cơn đau đầu, cải thiện chứng mất ngủ cũng như giảm béo hiệu quả.

3.3. Bật nhảy tại chỗ

Tập bật nhảy tại chỗ là bài tập thể dục tăng sức đề kháng giúp giảm mỡ toàn thân và nâng cao miễn dịch hiệu quả. Ngoài ra, việc bật nhảy còn giúp cơ thể sản sinh ra hormone serotonin đem lại cảm giác vui vẻ, lạc quan. Các động tác bật nhảy gồm các bước sau:

Đứng thẳng hai chân. Bật nhảy tại chỗ với hai chân rộng hơn vai, đồng thời, để tay vươn qua đầu và hai lòng bàn tay áp sát vào nhau. Bật nhảy tại chỗ và đưa cả tay, chân trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác liên tục 3 nhịp, lặp lại từ 10 – 20 lần.

3.4. Đạp xe

Để tăng cường sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bạn có thể đạp xe thường xuyên, ít nhất là 4 lần/tuần. Thời điểm tốt nhất để đạp xe mỗi ngày là vào buổi sáng. Bạn có thể đi đạp xe thay cho tập thể dục buổi sáng trong vòng tối thiểu 30 phút.

4. Lưu ý khi tập luyện

Cần rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện các thao tác massage, bấm huyệt phòng và hỗ trợ trị sâu răng.

Cần tập luyện vừa sức, tránh tập khi trong người mệt mỏi, bụng đói, no…

Ngoài việc tích cực tập luyện phù hợp với thể trạng, điều kiện, sở thích cá nhân thì các biện pháp phòng ngừa sâu răng có vai trò hàng đầu. Vì vậy bạn cần chú ý:

Thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Nước, kem đánh răng chứa fluor, hoặc cả hai.

Thường xuyên đến nha sĩ làm sạch răng.

Hiếm khi dự phòng bằng chlohexidine và sử dụng chế phẩm của fluor dùng tại chỗ.

Đối với hầu hết mọi người, sâu răng có thể phòng tránh được. Sâu răng đầu tiên hình thành trên răng vĩnh viễn vào đầu tuổi teen đến trước tuổi 20. Những người dễ bị sâu răng thường là những người ít tiếp xúc với fluor và có hệ vi khuẩn gây sâu răng mạnh được truyền từ mẹ hoặc do tiếp xúc xã hội.

Giữ vệ sinh răng miệng tốt đặc biệt quan trọng, cũng như các yếu tố chế độ ăn uống, nhất là giảm thiểu lượng đường và đồ uống có tính axit, đồng thời có chế độ ăn giàu canxi.

Loại bỏ mảng bám ít nhất 24 giờ một lần, thường bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa, giúp ngăn ngừa sâu răng. Phần ba lợi của răng là khu vực quan trọng nhất để làm sạch nhưng lại là khu vực thường bị bỏ quên nhất. Đánh răng bằng bàn chải điện trong 2 phút; đánh răng bằng bàn chải lông mềm kéo dài từ 3 đến 4 phút là đủ.

Sử dụng kem đánh răng quá nhiều, đặc biệt là loại chứa chất mài mòn, có thể làm mòn răng.

Chỉ nha khoa được đặt giữa các răng, áp vào cạnh mỗi răng, và di chuyển lên xuống 3 lần, đi ngay dưới viền lợi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bị sâu răng nhiều năm không điều trị, người phụ nữ suýt nguy hiểm đến tính mạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *