1. Hãy lắng nghe cơ thể
TS. Brett Osborn, hiện đang là bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Florida (Mỹ) cho biết, mặc dù việc tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết nhưng mọi người nên lắng nghe cơ thể mình và xác định được các rủi ro cho sức khỏe. Hiện rất nhiều người thường bỏ qua việc này.
Theo đó, ông cho rằng mọi người phải chủ động hơn trong việc phát hiện rủi ro cho bản thân thay vì phụ thuộc quá nhiều vào bác sĩ. Ví dụ, đối với huyết áp, mọi người nên tự theo dõi tại nhà để phát hiện những dấu hiệu ban đầu của những vấn đề có thể gây tử vong này.
Nếu cứ chờ đợi vào cuộc kiểm tra sức khỏe hàng năm hoặc đến khi tái khám, để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra với sức khỏe của họ đang mắc phải là một sai lầm, vì rất nhiều điều có thể xảy ra trong thời gian giữa những lần đến gặp bác sĩ và việc thiếu sự chú ý liên tục hoặc sự trì hoãn có thể nguy hiểm cho bạn.
2. Thực hiện một số xét nghiệm máu
Theo TS. Osborn mọi người nên thực hiện xét nghiệm máu một cách nghiêm túc vì nó có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Theo đó, ông khuyến nghị thực hiện sáu xét nghiệm máu dưới đây để giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi tác:
– Xét nghiệm lipid máu: Xét nghiệm này cho biết về tỷ lệ cholesterol “tốt” và “xấu”.
– Xét nghiệm VAP (vertical auto profile): Xét nghiệm này đo tất cả các thành phần của hồ sơ lipid tiêu chuẩn và nghiên cứu sâu hơn, phân chia cholesterol thành các loại phụ. Đối với những người bị huyết áp cao, đái tháo đường hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc đột quỵ… nên cân nhắc làm xét nghiệm VAP thay vì xét nghiệm lipid tiêu chuẩn.
– Xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP): Bệnh nhân béo phì và hội chứng chuyển hóa có nồng độ CRP tăng cao. Đây là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn lipid máu do xơ vữa.
– Xét nghiệm Homocystein: Sự gia tăng homocysteine có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, bao gồm đau tim, đột quỵ, bệnh Alzheimer và loãng xương.
– Xét nghiệm huyết sắc tố A1C: Xét nghiệm này đo lường mức độ đường trong máu được kiểm soát tốt như thế nào trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
– Xét nghiệm vitamin D3: Có bằng chứng cho thấy thiếu hụt vitamin D3 có liên quan đến đột quỵ, kháng insulin, chứng mất trí nhớ Alzheimer, bệnh động mạch vành và ung thư. Do đó, hãy kiểm tra và can thiệp nếu cần thiết, vì không làm như vậy sẽ khiến bạn mắc nhiều bệnh khác nhau.
3. Bổ sung các dưỡng chất, chống lão hóa
Mặc dù các chất bổ sung không thể thay thế hoàn toàn cho dưỡng chất cung cấp từ thực phẩm mỗi ngày, nhưng chúng vẫn có tác dụng bổ sung hỗ trợ chế độ ăn uống được đảm bảo và phát triển thể chất một cách toàn diện. Theo đó, nên bổ sung:
- Axit béo omega-3
- Resveratrol
- Chiết xuất trà xanh
- Vitamin D3, C, E, vitamin nhóm B
- Tinh bột nghệ
- Magie
- Probiotic
4. Luôn vận động giúp sống lâu hơn
Bộ não sẽ được hưởng lợi từ việc tập thể dục cả về tinh thần và thể chất. Tập thể dục và tư duy phản biện đều tạo nên các đường dẫn thần kinh trong não.
Hoạt động thể chất giúp hình thành các khớp thần kinh, là kết nối giữa các tế bào thần kinh giúp giảm viêm, đảo ngược tình trạng mất trí nhớ không gian liên quan đến tuổi tác và tăng cường khả năng học tập. Điều đó cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như Parkinson và Alzheimer.
Cũng có bằng chứng cho thấy lưu lượng máu đến não tăng lên trong khi tập thể dục sẽ thúc đẩy quá trình hình thành thần kinh (hình thành các tế bào thần kinh mới trong não). Do đó, tập thể dục có thể nâng cao cả khả năng học tập và trí nhớ. Ngoài ra, việc học một kỹ năng mới cũng có thể “tăng tốc” cho bộ não, TS. Osborn cho biết.
5. Chú ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI)
Chỉ số đường huyết thực phẩm có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và insulin. Do đó, nên ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp. Việc kiểm soát chỉ số đường huyết thực phẩm chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhiều chỉ số liên quan trong cơ thể.
Không nên ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như đường tinh luyện, các thực phẩm giàu đường…
Mời bạn xem thêm video:
Muốn sống thọ cần tránh xa 5 loại thực phẩm này