Hậu quả của u xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u lành tính của cơ tử cung, hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, thường gặp từ 30 – 50 tuổi. Là khối u phụ thuộc hormon sinh dục estrogen. Tuy là khối u lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, u xơ tử cung có thể gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và cuộc sống cho người phụ nữ như: Thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt, đau do chèn ép, thoái hóa, hoại tử, nhiễm khuẩn, biến đổi ác tính của khối u.
Ngoài ra, còn có thể ảnh hưởng đến quá trình thai nghén và khả năng sinh sản, gây sảy thai liên tiếp hoặc dọa đẻ non ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u xơ tử cung như điều trị nội khoa, nút mạch, phẫu thuật…trong đó phẫu thuật cắt tử cung là phương pháp điều trị triệt để nhất.
Trong những trường hợp khối u có kích thước nhỏ, chưa có biến chứng, người bệnh còn nguyện vọng có con hoặc gần đến giai đoạn mãn kinh thì chỉ định phẫu thuật ít được đặt ra, thường điều trị nội khoa để khối u ngừng phát triển hoặc thoái triển.
Ngoài các phương pháp điều trị theo y học hiện đại, một số vị thuốc và bài thuốc y học cổ truyền hiện nay cũng đã được chứng minh có hiệu quả nhất định trong hỗ trợ điều trị u xơ tử cung. Dưới đây là một số vị thuốc và cách sử dụng trong hỗ trợ điều trị u xơ tử cung một cách hiệu quả và an toàn.
Trong y học cổ truyền, u xơ tử cung thuộc về chứng “Trưng hà tích tụ”. Nguyên nhân đều do sau đẻ, hành kinh, khí huyết lao thương, tạng phủ hư yếu, ngoại tà từ bên ngoài nhân đó xâm phạm vào tử cung làm cho khí huyết bị ngưng kết lại mà thành.
Cũng có khi do ăn uống không điều độ, tình chí không thông sướng, ấm lạnh không điều hòa cùng huyết kết lại mà thành bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh có nhiều nguồn gốc, nhưng cốt lõi là do khí trệ huyết ứ.
Một số vị thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung
Trong nguyên tắc chữa u của y học cổ truyền là phải kiên giã tiêu chỉ, nghĩa là phải làm cho khối rắn mất đi và phải liệu giã công chỉ, nghĩa là phải dùng phép công mạnh để chữa trị u như nhuyễn kiên, làm cho u mềm và tan đi, tiêu đàm tích tụ…
Tên khoa học là Crinum latifolium Amaryllidaceae thuộc họ Thủy tiên. Trinh nữ hoàng cung còn gọi là Thập bát học sĩ, Tây nam văn, Tỏi lơi lá rộng hoặc Náng lá rộng. Tại Việt Nam, cây mọc tự nhiên và được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Bình Thuận, Đồng Nai…
Bộ phận dùng là lá, dùng tươi hay phơi hoặc thái nhỏ sao vàng dùng dần. Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có vị cay, tính mát, ít độc. Có tác dụng hành khí, tán huyết, tiêu viêm, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, thông lạc, hoạt huyết, có thể trị khối u.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, cây trinh nữ hoàng cung có chứa 8 loại alcaloid, trong đó alcaloid thứ 6 và 7 có tác dụng ức chế khối u bằng cách kích thích hệ miễn dịch, đồng thời có tác dụng trực tiếp lên những tế bào khối u làm giảm thể tích của khối u. Ngoài những tác dụng trên, chất chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm.
Cách dùng:
– Ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày. Sau đó lại uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày.
– Ngoài sắc uống có thể sử dụng dưới dạng trà trinh nữ hoàng cung.
– Hoặc dùng phối hợp với tam thất tươi, cách làm như sau:
+ Tuần thứ nhất: Mỗi ngày dùng 3 – 5g lá trinh nữ hoàng cung đã thái nhỏ, sao vàng sắc lấy nước uống, kết hợp ăn sống 20 – 30g tam thất đã thái mỏng.
+ Tuần thứ hai: Mỗi ngày ăn 20 – 30g tam thất thái mỏng. Trong tuần thứ hai này, người bệnh không uống nước sắc từ lá trinh nữ hoàng cung.
+ Tuần thứ ba: Uống nước sắc từ lá trinh nữ hoàng cung và ăn tam thất giống như tuần thứ nhất.
+ Tuần thứ tư: Ăn tam thất sống và không uống nước sắc từ lá trinh nữ hoàng cung giống như tuần thứ hai.
+ Tuần thứ năm: Làm tương tự như tuần thứ nhất.
+ Tuần thứ sáu: Làm tương tự như tuần thứ hai.
Vương bất lưu hành, ngày xưa là một vị thuốc dành cho vương gia, cấm lưu hành ra ngoài, tuy nhiên ngày nay thì kể cả người dân bình thường cũng hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng. Vương bất lưu hành còn có tên là trâu cổ hay quả xộp, là vị thuốc nam, dùng hạt để làm thuốc. Mọc nhiều ở Việt Nam, khá dễ kiếm, giá thành rẻ.
Vương bất lưu hành có đặc tính khai thông sơ tiết mạnh. Bên trên thì thông nhũ (vú), bên dưới thì thông kinh huyết và lợi bàng quang. Từ đó mà có tác dụng hoạt huyết thông kinh mạch.
Vị thuốc này có vị đắng, tình bình, quy vào kinh can, thận. Vương bất lưu hành đi lên trên vào vùng ngực đặc biệt vùng nhũ (vú), bởi vì tính khai thông mạnh nên các vấn đề ở vùng nhũ như: Tắc tia sữa, u nang, u xơ tuyến vú… đều có thể dùng vị thuốc này được.
Phạm vi của vương bất lưu hành không chỉ ứng dụng với các nang xơ ở vú mà còn có thể dùng cho các vùng tuyến giáp, buồng trứng, khối u ở đường sinh dục ở cả nam và nữ như u xơ tuyến vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, u nang buồng trứng…
Cách dùng: Lấy hạt làm sạch, cho vào nồi dùng lửa nhỏ sao, sao cho đến khi nổ hoa trắng là được. Sau đó để cho nguội rồi bảo quản dùng dần.
Ngày uống từ 3 – 6g, có thể uống tới 20 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc chế thành cao để dùng, cách làm như sau:
Cao quả xộp: Lấy quả thái nhỏ nấu với nước, lọc bỏ bã, cô đặc thành cao. Ngày uống 5 – 10g.
Ngoài ra, vương bất lưu hành thường hay được dùng phối ngũ cùng trinh nữ hoàng cung trong các bài thuốc để điều trị nang xơ.
3. Tam thất
Tam thất có vị đắng, ngọt, tính ấm, lúc đầu mới nhấm vị đắng ngắt, sau đó vị đắng giảm dần, rồi chuyển sang ngọt ngọt. Tam thất đi vào huyết mạch giúp hoạt huyết khứ ứ, sinh huyết mới thay huyết cũ. Đồng thời có tác dụng chỉ huyết, chỉ thống (cầm máu, giảm đau).
Tam thất hay được dùng cho phụ nữ, đặc biệt thường dùng cho các bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Cách dùng: Tam thất dùng cho phụ nữ thường hay sử dụng cùng với mật ong, mật ong có hai loại, loại tự nhiên ít đường, tính lương (mát), còn mật ong nuôi có nhiều đường, tính lại ôn (ấm). Nên cần chú ý nếu dùng tam thất với mật ong phải chọn được mật ong tự nhiên tính lương là chuẩn nhất.
Mục đích phối hợp với mật ong là để dễ uống vì tam thất rất đắng và để lương bớt tính ôn ấm của tam thất.
Công thức: Tam thất mật ong có thể dùng hàng ngày với liều 5g/ngày dưới dạng bột trộn mật ong. Uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng.
Một lưu ý nữa khi sử dụng tam thất để hỗ trợ điều trị u xơ tử cung là phải lựa chọn tam thất bắc, tam thất của vùng Vân Nam Trung Quốc là chất lượng tốt nhất. Hiện nay tam thất bắc hay được bán lẫn lộn với tam thất nam nên cần chú ý phân biệt.
Củ tam thất cho ta rất nhiều công dụng và mỗi một công dụng đều có cách bào chế khác nhau. Để điều trị u xơ tử cung chúng ta dùng củ tam thất dưới dạng phơi khô, thái lát hoặc tán bột. Bởi ở dạng này, tam thất cho tác dụng hoạt huyết khứ ứ là nổi bật nhất. Còn nếu dùng tam thất dưới dạng củ tươi thì tác dụng cầm máu lại là tác dụng nổi bật.
4. Xạ đen
Các hoạt chất flavonoid, saponin và quinon có trong cây xạ đen là những chất chống oxy hóa mạnh và chống lại các gốc tự do. Do đó, những hợp chất này có thể ức chế sự chuyển hóa bất thường, phát triển, lan truyền của các tế bào u.
Ngoài ra, nhờ hợp chất flavonoid và quinon, xạ đen còn được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị các khối u, giúp làm mềm và hóa lỏng khối u như: U xơ tử cung, u tuyến vú lành tính, u nang buồng trứng.
Cách dùng: Dùng 100g cây xạ đen sắc cùng 2 lít nước, đem đun lửa thật nhỏ, đến khi nước trong nồi còn khoảng 1 lít là uống được. Nước sắc đó, chia làm 3 lần uống, nên uống hết trong ngày và uống khi nước ấm.
Hoặc có thể dùng phối hợp với trinh nữ hoàng cung, cách dùng như sau: 60g cao xạ đen, 7 lá trinh nữ hoàng cung. Cho vào nồi cùng với 2 lít nước sạch, đun các nguyên liệu trên đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm khoảng 30 phút nữa để những dưỡng chất có trong xạ đen và trinh nữ hoàng cung được hòa tan hết vào trong nước. Chắt lấy phần nước thuốc và sử dụng nước thuốc đó uống trong ngày.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Không khám định kỳ, người phụ nữ phát hiện khối đa u xơ tử cung kích thước lớn.