5 điều tuyệt đối không nên làm để bảo vệ ‘vùng kín’

Sức khỏe âm đạo phụ thuộc vào một số yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên quan trọng hơn nhiều so với yếu tố thứ hai. Các yếu tố không kiểm soát được bao gồm yếu tố di truyền, tuổi tác, một số loại thuốc điều trị bệnh hay liệu bạn có đang mắc phải tình trạng nào đó có thể gây ra vấn đề với “vùng kín”.

Khi nói đến những thứ chúng ta có thể kiểm soát, có rất nhiều tình trạng bạn sẽ tránh được bằng cách nhận thức rõ hơn về sức khỏe âm đạo và thực hiện các bước để duy trì sức khỏe. Tham khảo cách có thể kiểm soát sức khỏe “cô bé” bằng cách tránh những thói quen xấu sau.

1. Xông hơi vùng kín

Sự phổ biến của phương pháp này đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Nguồn gốc của phương pháp truyền thống cổ xưa này ở một số nước châu Phi, châu Á và Trung Mỹ xông hơi vùng kín với nước nóng ngâm với ngải cứu và các loại thảo mộc khác với mục đích được cho là cải thiện khả năng sinh sản, làm khỏe âm đạo và tăng khoái cảm tình dục. Ngoài ra, việc tiếp thị hiện đại của phương pháp điều trị này cũng bị ảnh hưởng bởi những tuyên bố không có căn cứ rằng nó có thể cân bằng hormone.

5 điều tuyệt đối không nên làm để bảo vệ 'vùng kín'- Ảnh 1.

Âm hộ, âm đạo rất nhạy cảm nên cần được chú ý chăm sóc đúng cách.

Tiến sĩ Albert Aka – bác sĩ phụ khoa tư vấn tại Trung tâm phụ khoa London (Anh quốc) cho biết: Chúng ta không chỉ thiếu bằng chứng về những lợi ích sức khỏe này mà việc xông hơi âm đạo còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đầu tiên, việc xông hơi gần âm đạo có thể gây bỏng. Ngoài ra, nhiều người bị dị ứng với các loại thảo mộc được sử dụng trong quá trình điều trị, điều này có thể dẫn đến phản ứng dị ứng. Cuối cùng, có khả năng bị nhiễm trùng âm đạo, vì độ cân bằng pH trong âm đạo rất mỏng manh và có thể bị phá vỡ khi đưa hơi nước vào.

2. Thụt rửa âm đạo

Âm đạo có độ pH cân bằng tinh tế tự nhiên. Độ pH của âm đạo vào khoảng 3,8-4,5; môi trường acid này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Môi trường âm đạo khỏe mạnh sẽ chống lại viêm nhiễm rất tốt do đó cần cân nhắc khi đưa bất kỳ chất nào vào, đặc biệt là chất lỏng như chất dùng để thụt rửa.

Thụt rửa bao gồm ‘làm sạch’ âm đạo bằng thiết bị phun có chứa công thức dạng lỏng (thường là nước và giấm, nhưng nhiều sản phẩm mua ở cửa hàng cũng chứa chất khử trùng và hương thơm). Một số phụ nữ cho rằng điều này giúp giảm mùi khó chịu, làm sạch máu kinh còn sót lại và ngăn ngừa nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STD), nhưng không có bằng chứng nào chứng minh điều này.

Thay vào đó, thụt rửa là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn, một tình trạng dẫn đến khí hư có mùi hôi và ngứa. Ngoài ra, một nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ thụt rửa thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu (PID) cao gấp 3,6 lần so với những người thụt rửa ít hơn một lần mỗi tháng. Thậm chí thường xuyên thụt rửa có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, vì khả năng mắc virus u nhú ở người (HPV, nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung) cao hơn do sự phá vỡ môi trường acid.

3. Cạo lông vùng kín

Nhiều người thường cạo sạch lông vùng kín để “cảm thấy sạch hơn”, vì mục đích thẩm mỹ hay vì đối tác của họ thích ít lông hơn. Các chuyên gia cho biết, cạo lông vùng kín gây kích ứng cao cho da âm hộ và có thể gây ra các vết rách nhỏ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Không chỉ vậy, nếu cạo lông vùng kín ngoài mục đích y tế thì việc cạo lông thực sự có thể gây ra tác dụng ngược vì có thể gây ra viêm lỗ chân lông và lông mọc ngược.

4. Quan hệ tình dục không an toàn

Nói không với quan hệ tình dục không an toàn. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như bệnh Chlamydia, bệnh lậu, bệnh giang mai và bệnh Herpes có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng, vì vậy tốt nhất là bạn nên tránh quan hệ tình dục bằng miệng hoặc sử dụng màng chắn miệng hoặc bao cao su để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Hãy nhớ rằng bao cao su và các hình thức bảo vệ tình dục khác không phải lúc nào cũng bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vì vậy nếu bạn không chắc chắn, hãy nói ‘không’.

5. Bỏ qua cơn đau hoặc chảy máu bất thường

5 điều tuyệt đối không nên làm để bảo vệ 'vùng kín'- Ảnh 2.

Cần chú ý đến những hiện tượng lạ của “cô bé” để đi khám bệnh kịp thời.

Nếu bạn bị chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu rất nhiều ở bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt là không bình thường. Cũng không bình thường khi cảm thấy đau dữ dội ở vùng chậu trong hoặc ngoài kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng phụ khoa như:

  • Lạc nội mạc tử cung;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
  • U nang buồng trứng;
  • U xơ tử cung;
  • Ung thư tử cung…

Đôi khi, căng thẳng, trầm cảm hoặc một số loại thuốc nhất định có thể gây chảy máu hoặc đau bất thường. Bất kể thế nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ phụ khoa nếu bạn lo lắng.

Việc kiểm soát sức khỏe âm đạo của chính mình là điều rất quan trọng nhưng nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó chịu, đau đớn bất thường hoặc các triệu chứng khác liên quan đến âm đạo hoặc vùng chậu, hãy đặt lịch tư vấn với bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt.

Các bác sĩ phụ khoa có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa, vì vậy đừng ngại nói chuyện với chuyên gia nếu bạn lo lắng về sức khỏe âm đạo của mình.

10 cách đơn giản và hiệu quả duy trì sức khỏe 10 cách đơn giản và hiệu quả duy trì sức khỏe ‘vùng kín’

SKĐS – Các cơ quan sinh dục đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ, vì vậy chị em cần chú ý việc chăm sóc, vệ sinh đúng cách giúp bảo vệ ‘vùng kín’.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Người phụ nữ bị virus tấn công vùng kín, suy sụp vì tưởng bệnh lậu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *