8 loại thực phẩm xứng đáng là ‘siêu thực phẩm’

1. Thuật ngữ “siêu thực phẩm”

Thuật ngữ “siêu thực phẩm” được sử dụng để định nghĩa các thực phẩm có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cụ thể (chất chống oxy hóa, vitamin hoặc khoáng chất) và các lợi ích sức khỏe bổ sung.

Tuy nhiên, không có định nghĩa khoa học nào được chấp thuận cho siêu thực phẩm. Thực phẩm được dán nhãn là “siêu thực phẩm” khi có tuyên bố rằng nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cùng lúc hoặc giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Thuật ngữ siêu thực phẩm được cho là phổ biến vào vào đầu thế kỷ 20 khi một công ty trên thế giới sử dụng thuật ngữ này vào chiến lược tiếp thị. Công ty đã tích cực tiếp thị những lợi ích sức khỏe của chuối, khuyến khích mọi người đưa loại trái cây này vào chế độ ăn hàng ngày trên cơ sở rằng chúng rẻ, dễ kiếm, bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và có thể được tiêu thụ ở cả dạng nấu chín và ăn trực tiếp. Sau đó, ý tưởng chuối là siêu thực phẩm trở nên phổ biến hơn khi các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao chất dinh dưỡng của chuối.

8 loại thực phẩm xứng đáng là 'siêu thực phẩm'- Ảnh 1.

Chuối được cho là thực phẩm đầu tiên có tên gọi “siêu thực phẩm”.

Xét về tổng thể, một số loại thực phẩm được dán nhãn là siêu thực phẩm có khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe nếu được tiêu thụ với lượng phù hợp cùng với các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Điều quan trọng là một chế độ ăn uống lành mạnh không nên chỉ bao gồm siêu thực phẩm mà phải đa dạng những thực phẩm lành mạnh khác. Dù là siêu thực phẩm cũng chỉ nên sử dụng như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

2. Làm thế nào để bổ sung siêu thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày?

Khi lựa chọn các chất dinh dưỡng tốt nhất cho chế độ ăn uống, cần lưu ý không có loại thực phẩm nào đủ để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh. Quá chú trọng vào siêu thực phẩm có thể coi nhẹ các loại thực phẩm lành mạnh khác giàu dinh dưỡng hơn.

Theo “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030″ của Bộ Y tế nhấn mạnh, ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Sử dụng hằng ngày các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; các loại rau, củ, quả có màu sắc khác nhau. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng…

3. “Siêu thực phẩm” là những thực phẩm nào?

8 loại thực phẩm xứng đáng là 'siêu thực phẩm'- Ảnh 2.

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất, ưu tiên những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Tuy có những siêu thực phẩm được thổi phồng quá mức nhưng một số loại thực phẩm được nhiều chuyên gia dinh dưỡng công nhận lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mang lại những lợi ích dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe:

Quả mọng: Loại quả giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật.

Cá: Đây là nguồn cung cấp protein và acid béo omega-3 dồi dào, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh đậm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, canxi và các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học.

Các loại hạt: Ví dụ hạt phỉ, hạt điều, hạt hồ đào, hạnh nhân, óc chó là nguồn cung cấp protein và acid béo không bão hòa đơn tốt cho tim.

Dầu ô liu: Loại dầu thực vật này là nguồn cung cấp vitamin E, polyphenol và acid béo không bão hòa đơn.

Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan, vitamin B, khoáng chất và các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học.

Sữa chua: Nhiều loại giàu canxi, protein và vi khuẩn có lợi (probiotic).

Các loại đậu: Ví dụ đậu thận, đậu nành, đậu lăng, đậu gà, đậu Hà Lan là nguồn cung cấp protein thực vật, chất xơ và folate dồi dào.

Một số nghiên cứu đã đánh giá lợi ích sức khỏe của siêu thực phẩm. Các peptide hoạt tính sinh học có trong các loại cây lương thực khác nhau như ngô, đậu thường, hạt rau dền, hạt diêm mạch và hạt chia được biết đến là có nhiều đặc tính, bao gồm các đặc tính chống tăng huyết áp, chống cholesterol, chống viêm, chống ung thư và chống oxy hóa. Do đó, những thực phẩm này được chỉ định là “siêu thực phẩm” và thường được đưa vào công thức thực phẩm.

Tuy nhiên, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng siêu thực phẩm thường bị thổi phồng quá mức và dữ liệu khoa học khẳng định đặc tính ngăn ngừa bệnh tật của một số siêu thực phẩm phần lớn là không nhất quán và không có kết luận.

10 loại thực phẩm giàu i-ốt nên đưa vào thực đơn10 loại thực phẩm giàu i-ốt nên đưa vào thực đơn

SKĐS – Tham khảo 10 loại thực phẩm hàng đầu mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung thêm i-ốt vào chế độ ăn uống.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những “siêu thực phẩm” đẩy lùi lão hoá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *