Giải pháp dinh dưỡng an toàn cho đái tháo đường thai kỳ

Mang thai là hành trình thiêng liêng của mọi phụ nữ, nhưng cũng đi kèm nhiều thử thách. Trong số đó, đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một vấn đề sức khỏe ngày càng được chú ý tại Việt Nam. Đây không chỉ là nguy cơ cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc hiểu rõ và quản lý tốt bệnh có thể giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn này một cách an toàn.

Đái tháo đường thai kỳ: Khái niệm và nguy cơ

ĐTĐTK là một loại đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ ở phụ nữ không có tiền sử mắc đái tháo đường típ 1 hoặc 2 trước đó. Tình trạng này xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để điều hòa glucose máu, do sự cản trở từ một số hormone của nhau thai.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐTĐTK có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021, tỷ lệ này đã chạm mức 21,8%, cao hơn khoảng 5 lần so với giai đoạn 2001 – 2004.

Giải pháp dinh dưỡng an toàn cho đái tháo đường thai kỳ- Ảnh 1.

ĐTĐTK có thể được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Các chuyên gia cảnh báo, đái tháo đường thai kỳ nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến cố cho cả mẹ và thai nhi:

– Thai to: Tỷ lệ thai to tăng cao khi thai phụ mắc ĐTĐTK. Thai to có nguy cơ đột tử trong tử cung dù không có bất thường nào trước đó.

– Hạ đường huyết thai: Sau khi đường glucose đạt đỉnh trong máu mẹ, glucose trong máu thai cũng giảm theo. Tuy nhiên, insulin ở thai có thể tiết ra quá nhiều để đối phó với đường huyết cao dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết.Như vậy, ở thai nhi cũng xảy ra một biến động lớn về glycemia sau bữa ăn của mẹ. Biến động này càng lớn khi mức biến động glucose máu ở mẹ càng lớn. Hạ đường huyết quan trọng có thể dẫn đến cái chết của thai nhi trong tử cung.

– Khi mẹ mắc ĐTĐTK, các cơ quan của thai (như phổi, gan, hệ thần kinh, trục tuyến yên-tuyến giáp…) thường chậm đạt đến mức trưởng thành. Điều này có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm sau sinh như suy hô hấp, hạ canxi huyết, và tăng bilirubin. Vì vậy, cần kết thúc thai kỳ trước 39 tuần nếu không có bằng chứng về sự phát triển của phổi và duy trì đường huyết ổn định trong quá trình chuyển dạ.

– Nguy cơ xảy ra dị tật thai tăng cao

– Hạ đường huyết ở sơ sinh…

– Kẹt vai: Cuộc chuyển dạ với thai to tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mà trong đó kẹt vai là biến chứng đáng sợ

Không chỉ đối với con, mẹ cũng có các nguy cơ như tiền sản giật, đa ối, nhiễm trùng đường niệu và viêm âm đạo do nấm mổ lấy thay hay nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 và tỷ lên tái phát ĐTĐ lần sau rất cao từ 30-50%…

Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả qua chế độ ăn

Theo khuyến cáo, mọi thai phụ cần được tầm soát ĐTĐTK. Tuần thai thứ 24 – 28 được xem là thời điểm tốt nhất để tầm soát bệnh. Một số thai phụ có nguy cơ cao sẽ được bác sĩ tư vấn tầm soát sớm hơn, nếu âm tính sẽ lặp lại ở tuổi thai 24 – 28 tuần. Trường hợp nhận kết quả chẩn đoán mắc ĐTĐTK thì bạn cũng đừng lo lắng mà hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống hợp lý.

Giải pháp dinh dưỡng an toàn cho đái tháo đường thai kỳ- Ảnh 2.

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kì.

Nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai và tùy thuộc vào việc đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Thông thường, người mẹ cần giữ cân nặng hợp lý như sau: Số cân nặng tăng thêm của sản phụ sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai (trung bình từ 9 – 12kg)/9 tháng (1 kg trong 3 tháng đầu, 4-5kg với 3 tháng giữa thai kỳ, 5-6kg cho 3 tháng cuối thai kỳ); theo dõi mức độ tăng cân của mỗi tuần.

Dưới đây là nhu cầu khuyến nghị cho mẹ bầu mắc đái thái đường thai kỳ:

– DHA khoảng 200 mg/ngày.

– Bổ sung đủ các vitamin, khoáng chất theo nhu cầu gia tăng lúc có thai

– Bổ sung nước, đầy đủ theo nhu cầu khuyến nghị cho phụ nữ có thai.

– Chất xơ: 28 g/ngày.

– Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.

Bạn không cần ăn kiêng, ngược lại cần đảm bảo nguồn thực phẩm đa dạng đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cả mẹ và con. Một số loại thực phẩm nên sử dụng có thể kể đến:

– Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở, bánh đúc,… (nên chọn các loại gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng).

– Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và calci như thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ cả xương, cua…

– Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ, đậu nành,…)

– Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như: dầu hạt cải, dầu vừng, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…

– Ăn đa dạng các loại rau (đặc biệt các loại rau có tính nhuận tràng như: rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay,…).

– Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: gioi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín…

– Các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp.

Hơn thế nữa, sản phụ nên chia nhỏ bữa ăn nhiều lần trong ngày: Ngoài 3 bữa chính, cần ăn thêm 1-3 bữa phụ.

Bộ sản phẩm Quasure Light là giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho người mắc đái tháo đường nói chung và mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nói riêng.

Chỉ 1-2 gói Quasure Light bất kì cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho 1 bữa phụ mà không làm tăng chỉ số đường huyết. Sở hữu chỉ số đường huyết (GI) ở mức thấp (25.8% – 39.1%) và bổ sung dưỡng chất cần thiết như: chất xơ Inulin, Acid Folic, Vitamin A, C…, Quasure Light với đa dạng sản phẩm và gói nhỏ tiện lợi sẽ là người bạn đồng hành giúp các sản phụ an tâm.

Giải pháp dinh dưỡng an toàn cho đái tháo đường thai kỳ- Ảnh 3.

Gợi ý phân chia % năng lượng trong ngày khi chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Mặt khác, mẹ bầu mắc ĐTĐTK cần hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như bơ, mỡ, nội tạng động vật; các loại hoa quả có hàm lượng đường cao và các loại tinh bột được tinh chế; tránh các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, các loại quả sấy khô, rượu, bia, nước ngọt có đường.

Thu Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *