5 bài tập thở tốt nhất cho người thường xuyên bị đau đầu

Các bài tập thở giúp chống lại tình trạng đau đầu như thế nào?

Đau đầu có thể ảnh hưởng đến sự ổn định, tập trung và chú ý cũng như cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Thực hiện các bài tập thở giúp thư giãn, giảm căng thẳng và tăng cường lưu lượng oxy đến não. Khi chúng ta gặp căng thẳng hoặc lo lắng, hơi thở trở nên gấp gáp hơn, có thể ảnh hưởng đến lượng máu, oxy lưu thông gây ra đau đầu.

Bằng cách thực hành các bài tập thở sâu giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp nhiều oxy cho cơ thể hơn, có thể làm giảm căng thẳng và giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.

Ngoài ra, các bài tập thở sâu sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm, kích hoạt phản ứng thư giãn và giúp giảm đau đầu do căng thẳng.

Các bài tập thở cho người thường xuyên bị đau đầu

Hít thở sâu

  • Ngồi khoanh chân trong tư thế thoải mái.
  • Hít sâu qua lỗ mũi, bụng căng lên khi hít vào.
  • Thở ra, đẩy hết không khí từ phổi qua miệng.
  • Lặp lại nhiều nhịp thở.

Thở luân phiên

  • Ngồi xuống thoải mái nhưng đảm bảo giữ lưng thẳng.
  • Dùng ngón tay cái của bàn tay phải bịt lỗ mũi phải và hít một hơi thật sâu qua lỗ mũi trái.
  • Tiếp theo, bịt lỗ mũi trái bằng ngón đeo nhẫn bên phải và thở ra bằng lỗ mũi phải.
  • Hít vào bằng lỗ mũi phải, sau đó chuyển đổi, bịt lỗ mũi phải và thở ra bằng lỗ mũi trái.
  • Lặp lại trình tự này trong vài nhịp thở.
thở luân phiên

Cách thực hành thở luân phiên chống lại cơn đau đầu.

Thở 4 – 7 – 8

  • Ngồi thoải mái trên mặt đất hoặc trên ghế.
  • Hít vào bằng lỗ mũi trong vòng bốn giây (đếm đến 4).
  • Duy trì (nín thở) hơi thở trong 7 giây (đếm đến 7).
  • Thở ra từ từ bằng miệng trong 8 giây.
  • Lặp lại chu trình này trong nhiều nhịp thở.

Thở bụng

  • Nằm ngửa, một tay đặt lên ngực và tay kia đặt trên bụng.
  • Hít sâu bằng mũi, cảm thấy bụng đẩy lên khi hít vào.
  • Thở ra từ từ bằng miệng.
  • Có ý thức hít thở sâu bằng cơ hoành để hít sâu vào bụng.
thở bụng

Thở bụng.

Thở hộp

  • Hít sâu bằng mũi trong 4 giây. Duy trì hơi thở của bạn trong 4 giây.
  • Thở ra từ từ bằng miệng trong 4 giây. Giữ hơi thở của bạn một lần nữa trong 4 giây.
  • Lặp lại chu trình này trong nhiều nhịp thở.

Một số lưu ý khi tập thở

Các bài tập thở này có tác dụng phụ không?

Mặc dù các bài tập hô hấp nói chung là an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng một số người có thể gặp tác dụng phụ như choáng váng, chóng mặt hoặc tăng thông khí nếu thở quá sâu hoặc nhanh.

Điều quan trọng là thực hành các bài tập thở một cách có chánh niệm và với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái.

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy dừng bài tập ngay lập tức và tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Có nên tập bài tập thở sau bữa ăn không?

Các bài tập thở có tác dụng tốt nhất khi bụng đói. Để có hiệu quả tối ưu, hãy đợi vài giờ (2 – 4 giờ) sau khi ăn để thực hiện bất kỳ bài tập thở nào.

Những chất nào cần tránh khi thực hiện các bài tập thở?

Nên tránh uống rượu, hút thuốc và caffeine trước khi tập thở vì khi tiêu thụ chúng trước khi tập có thể sẽ làm giảm tác dụng của bài tập thở và trầm trọng hơn tình trạng đau đầu hoặc có thể gây biến chứng nặng nề khác.

Mời bạn xem tiếp video:

Người bệnh đái tháo đường sử dụng rượu bia trong ngày Tết như thế nào là an toàn?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *