Người bệnh Lyme nên thực hiện tập luyện như thế nào?

1. Vai trò của tập luyện với người bệnh Lyme

Bệnh Lyme là một bệnh viêm nhiễm do bọ ve đốt. Bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây biến chứng nếu không được điều trị, gồm viêm khớp mạn tính, liệt mặt, suy giảm trí nhớ, nhịp tim không đều.

Bệnh Lyme thường được điều trị bằng kháng sinh nhưng khi thực hiện các bài tập thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích:

– Giảm các triệu chứng lo âu, stress, giúp người bệnh vui vẻ, tự tin hơn.

– Tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm tác dụng phụ khi điều trị bằng kháng sinh.

– Giảm các triệu chứng đau vùng da bị cắn, đau đầu, đau khớp, ổn định nhịp tim, tăng sức cơ tay, chân.

2. Các bài tập tốt cho người bệnh Lyme

2.1 Bài tập yoga

Tác dụng: Các động tác nhẹ nhàng và tác động thấp của yoga giúp kiểm soát cơn đau và cải thiện sự linh hoạt, giải quyết các vấn đề về khớp và cơ liên quan đến bệnh Lyme. Việc tập yoga thúc đẩy sự thư giãn, giảm căng thẳng, hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng hiệu quả của cơ thể.

Bên cạnh đó, thực hiện các bài tập yoga hỗ trợ đáng kể cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của người bệnh, giup mau bình phục.

Một số bài tập yoga có lợi cho người bệnh Lyme

Tư thế trái núi: Hỗ trợ miễn dịch, giải quyết các vấn đề về khớp.

  • Đứng trên thảm tập, hai bàn chân song song nhau, hai tay xuôi dọc cơ thể.
  • Hít một hơi thật sâu, từ từ đưa tay qua đầu hoặc chắp tay ở trên cao; kiễng gót chân và dồn trọng lực đứng trên ngón chân.
  • Ưỡn nhẹ ngực về phía trước, mắt nhìn phía trước.
  • Giữ tư thế trong vòng 30 giây – 1 phút, thở ra và trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 5-7 lần.
tu-the-trai-nui-2

Tư thế trái núi tốt cho người mắc bệnh Lyme.

Tư thế con lạc đà: Giúp kéo giãn, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

  • Quỳ trên đầu gối, giữ lưng thẳng, sau đó xoay vai, đưa tay phải nắm gót chân phải, tay trái nắm gót chân trái, đầu ngửa ra sau, thả lỏng hai vai, nâng ngực hướng lên trên.
  • Giữ tư thế từ 10 – 20 giây, sau đó hạ cánh tay xuống, nghiêng người qua bên phải và ngồi dậy, thu người về tư thế em bé, trán, mũi chạm sàn, hai tay để xuôi theo thân, thả lõng tinh thần toàn bộ để lấy lại sức.

Tư thế tam giác: Giúp tăng khả năng chống nhiễm trùng.

– Đứng thẳng người, tách hai chân cách nhau rộng hơn vai tạo cảm giác thoải mái; xoay bàn chân trái để mũi chân hướng ra bên ngoài, gót chân hướng vào chân phải tạo thành một góc 90 độ.

– Đặt tay trái bên ngoài chân trái, tay phải đưa sang ngang, lên cao, mắt nhìn lên theo hướng tay phải.

– Giữ đầu và cột sống thẳng hàng, hít thở nhịp nhàng và giữ yên tư thế trong 15-30 giây trước khi trở về vị trí ban đầu.

– Đổi chân tập và lặp lại 3-5 lần mỗi chân.

Tư thế vòng hoa: Giúp thư giãn, giảm căng thẳng.

– Đứng thẳng, hai chân dang rộng hơn vai, từ từ gập đầu gối xuống sâu, về tư thế ngồi xổm; giữ hai tay chắp trước ngực, ấn nhẹ khuỷu tay vào bên trong đầu gối, mở hông ra.

– Giữ thẳng lưng, đẩy xương cụt hướng xuống sàn, ngẩng cao đầu lên; thở chậm và sâu; giữ tư thế 7-10 giây, lặp lại 5-7 lần.

2.2 Các hoạt động khác phù hợp với người bệnh Lyme

Đi bộ nhẹ nhàng ở công viên hoặc đi bộ trên máy tập, tăng cường lượng máu, oxy não, giảm lo âu, tăng cường hoạt động giác quan, giảm đau đầu, tăng cường hệ miễn dịch. Đi bộ 30-40 phút ngày 02 lần vào sáng sớm, chiều tối.

– Chạy bộ ngày 20-30 phút ở nơi thông thoáng giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức vùng da bị cắn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

– Đạp xe đạp tại chỗ, hoặc đạp xe trên đường thư giãn tinh thần, giảm đau, tăng cường sức khỏe.

2.3 Bấm huyệt

Huyệt túc tam lý nằm ở mé ngoài phía trước cẳng chân, dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 ngón tay đặt ngang, khe giữa xương chày và xương mác.

Bấm huyệt này giúp tăng cường hệ miễn dịch sức đề kháng, giúp giảm đau khớp, giảm đau vùng da bị cắn. Bấm ngày 03-04 lần, mỗi lần 15-20 phút.

huyet-tuc-tam-ly-vi-tri-tac-dung-va-cach-bam-huyet-chuan-xac-20230219190546-793981

Huyệt túc tam lý.

3. Những lưu ý dành cho người bị bệnh Lyme khi tập luyện

– Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng lúc 6-7h tránh lạnh (đặc biệt vào mùa đông), tập lúc 5-6 h chiều; tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, tránh tập đêm khuya gây mất ngủ thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.

Trong giai đoạn bệnh cấp tính đau đầu, sốt, cơ thể mệt mỏi, lo âu, tim đập nhanh, tay chân yếu không được tập luyện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi bệnh ổn định bắt đầu tập, tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tập.

– Cách tập không gây hại sức khỏe:

  • Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, nên phối hợp nhiều bài tập đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Tập trong môi trường thông thoáng sạch sẽ.
  • Khi triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, hoa mắt thì dừng ngay.
  • Tránh xa chất kích thích rượu thuốc lá, cà phê, bổ sung vitamin C.

Mời bạn xem tiếp video:

Biện pháp xua muỗi tránh xa bạn | SKĐS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *