Cách nào khắc phục vùng da cổ sạm đen?

1. Đặc điểm vùng da cổ

– Da vùng cổ mỏng và yếu hơn các vùng khác: Da cổ có cấu trúc tế bào không dày và phức tạp như các vùng da khác trên cơ thể, đặc biệt là lớp hạ bì. Chính vì vậy, khả năng tự tái tạo và phục hồi của da cổ chậm hơn, dễ bị thâm nám, sạm đen sau khi bị tác động.

So với da mặt hay da cơ thể, da cổ mỏng hơn rất nhiều. Điều này khiến da cổ dễ bị mất độ ẩm và nhanh chóng bị khô, lão hóa. Da cổ cũng có ít tuyến bã nhờn, vì vậy sẽ thiếu đi sự bảo vệ tự nhiên từ các chất nhờn, khiến da dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, hoặc các hóa chất từ mỹ phẩm.

– Da vùng cổ có ít collagen và elastin: Theo các nghiên cứu khoa học, da vùng cổ không tự sản xuất ra nhiều collagen và elastin như các vùng da khác trên cơ thể. Điều này khiến da mất đi độ đàn hồi, dễ bị chùng nhão và xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm, trong đó có tình trạng sạm đen.

Bên cạnh đó, vùng cổ cũng là vùng da thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, thế nhưng lại thường bị lãng quên trong quy trình chăm sóc mỗi ngày.

Cách nào khắc phục vùng da cổ sạm đen?- Ảnh 1.

Nhiều người thường chỉ chú trọng chăm sóc da mặt mà bỏ qua vùng cổ, dẫn đến tình trạng da cổ sạm đen.

2. Nguyên nhân nào khiến vùng da cổ sạm đen?

Tình trạng vùng da cổ sạm đen có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố môi trường, lối sống và cách chăm sóc da không đúng.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến da cổ sạm đen:

– Tác động của tia UV: Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không sử dụng biện pháp bảo vệ như kem chống nắng sẽ khiến da bị tổn thương, kích thích sản sinh melanin, làm da tối màu và sạm đen.

– Lão hóa: Khi tuổi tác tăng lên, khả năng sản sinh collagen và elastin trong cơ thể giảm, khiến da mất độ đàn hồi, dễ xuất hiện các đốm nâu, sạm màu.

– Lơ là chăm sóc: Nhiều người thường chỉ chú trọng chăm sóc da mặt mà bỏ qua vùng cổ, dẫn đến tình trạng da cổ bị thâm và lão hóa sớm.

– Thiếu hụt estrogen: Sau tuổi 30, lượng nội tiết tố estrogen do buồng trứng tiết ra bắt đầu giảm. Sau 40 tuổi, quá trình sụt giảm diễn ra mạnh hơn, cho đến khoảng 55 tuổi lượng estrogen chỉ còn bằng 10% so với thời kỳ tăng cao nhất (tuổi 20). 

Thiếu hụt estrogen khiến da sạm nám, khô, xuất hiện tàn nhang, đồi mồi nhiều và đậm, nổi mụn trứng cá, tóc khô xơ, dễ gãy rụng…

3. Cách khắc phục da cổ sạm đen

Để khắc phục tình trạng vùng da cổ sạm đen, bạn có thể áp dụng các biện pháp như:

– Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày: Việc ngủ đủ 8 giờ một ngày, có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạnh cũng sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe làn da. Làn da cũng cần được tái tạo năng lượng, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống.

– Che chắn da vùng cổ cẩn thận: Bên cạnh đeo khẩu trang, kính râm, hãy mặc áo chống nắng, hạn chế tối đa việc để da cổ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, môi trường ô nhiễm, môi trường hóa chất độc hại…

– Chăm sóc da đúng cách: Xây dựng quy trình chăm sóc da khoa học với các sản phẩm phù hợp để da cổ luôn được làm sạch, bảo vệ, tái tạo… Da vùng cổ cũng cần được thoa kem chống nắng, dưỡng ẩm, bổ sung các sản phẩm tinh chất tăng cường, tinh chất đặc trị phù hợp.

Nếu tình trạng sạm da cổ không cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc thông thường, bạn có thể cân nhắc điều trị bằng các liệu pháp chuyên sâu như laser, peel da, hoặc các phương pháp trị liệu khác. Tuy nhiên, các phương pháp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Cách nào khắc phục vùng da cổ sạm đen?- Ảnh 3.

Da vùng cổ cũng cần được thoa kem chống nắng, dưỡng ẩm và bổ sung các sản phẩm tinh chất tăng cường, tinh chất đặc trị phù hợp.

4. Làm thế nào để phòng ngừa da sạm đen?

Một số thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày có thể giúp phòng ngừa da sạm nám:

– Cấp ẩm tốt nhất cho làn da bằng kem cấp ẩm, kem dưỡng, uống đủ nước…

– Chống nắng và bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng mỗi ngày, mặc trang phục chống nắng, kính, mũ đầy đủ khi ra ngoài trời.

– Chống lão hóa cho da với retinol, peptide, các chất chống oxy hóa theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

– Sử dụng một số liệu pháp tăng cường hormon như estrogen gốc thực vật…

– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Các thực phẩm chứa chất béo có lợi từ các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu… rất tốt cho sức khỏe của phái đẹp.

Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, phụ nữ tuổi trung niên cũng nên tăng cường vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Những bài tập phù hợp như hít thở, đi bộ hoặc yoga, tập kegel… Tập thể dục cũng làm tăng độ nhạy cảm của thụ thể hormone và góp phần thúc đẩy phóng thích các hormone estrogen và testosterone… phòng ngừa da sạm nám.

Mời bạn đọc xem tiếp video:

Loại bỏ stress ngay nếu không muốn làn da hư hại | SKĐS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *