8 sai lầm làm giảm hiệu suất tập luyện

Ăn gì để phục hồi cơ bắp sau tập luyện?Ăn gì để phục hồi cơ bắp sau tập luyện?

SKĐS – Đau nhức cơ bắp là hiện tượng bình thường sau tập luyện, nhất là tập luyện với cường độ cao. Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể phục hồi lại trạng thái bình thường. Bạn nên ăn những thực phẩm nào để phục hồi tốt nhất?

1. Uống caffeine sau khi tập luyện

Một trong những sai lầm dễ mắc phải sau khi kết thúc buổi tập luyện là dùng đồ uống có chứa caffein. Tập thể dục là một tác nhân gây căng thẳng cho cơ thể và khi cơ thể cảm thấy căng thẳng, cortisol sẽ được giải phóng. Caffein cũng làm tăng nồng độ corrtisol. Mặc dù cortisol là một loại hormone quan trọng nhưng nếu nồng độ cortisol cao mạn tính có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm viêm nhiễm và tăng cân.

người đàn ông rót cho mình một tách cà phê

Caffein làm tăng nồng độ corrtisol trong cơ thể.

Do đó, nên uống cà phê buổi sáng trước khi tập thể dục và chọn đồ uống bổ sung nước như nước dừa hoặc nước sau khi tập luyện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, caffeine trước khi tập luyện có thể cải thiện hiệu suất, tăng cường động lực và giảm đau nhức cơ trong quá trình tập luyện.

2. Thiếu ngủ

Ngủ đủ giấc sau tập luyện rất quan trọng. Trong giấc ngủ sâu (giấc ngủ không REM), nhịp thở chậm lại và huyết áp giảm xuống. Bộ não cũng đang nghỉ ngơi nên có nhiều lưu lượng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến cơ bắp, giúp chúng phục hồi, chữa lành và phát triển. Cũng chính trong giấc ngủ sâu này cơ thể giải phóng hormone tăng trưởng, kích thích sự phát triển của mô và sửa chữa cơ bắp.

người đàn ông ngáp trên giường, mệt mỏi

Ngủ đủ giấc sau khi tập luyện giúp cơ bắp được phục hồi.

Người lớn khỏe mạnh nên ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm. Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt bằng cách hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ hoặc sử dụng kính chặn ánh sáng xanh. Tránh uống rượu và các chất kích thích khác, đồng thời tránh ăn quá gần giờ đi ngủ.

3. Lăn bọt không đúng cách

Để giảm đau sau khi tập luyện, nhiều người sử dụng con lăn bọt. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách sẽ khiến cơn đau không giảm mà còn gây tổn thương cho cơ bắp.

Trước khi dùng con lăn bọt, cần xác định các vùng trên cơ thể đang bị căng hoặc đau. Đảm bảo lăn từ từ và giữ con lăn bọt ở mỗi điểm đau trong 30 đến 45 giây để giảm bớt căng thẳng.

người đàn ông lăn đùi thực hiện bài tập lăn bọt để giảm đau đầu gối

Nếu dùng con lăn bọt không đúng cách có thể gây những tổn thương cho cơ bắp.

4. Tập luyện cường độ cao

Nhiều người quá mong muốn đạt được kết quả về thể hình nên đã tập các bài tập cường độ cao liên tục. Tuy nhiên, việc tập thể dục cường độ cao quá nhiều mà không có thời gian phục hồi thích hợp có thể gây ra mức cortisol cao mạn tính, làm cạn kiệt lượng glycogen dự trữ, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất và tăng nguy cơ chấn thương.

Do đó, nên dành khoảng 8 giờ (lý tưởng nhất là 24 giờ) để cơ thể phục hồi giữa các buổi tập luyện cường độ cao. Nếu muốn tập luyện thêm, hãy chọn bài tập sức mạnh cường độ thấp hơn hoặc bỏ qua buổi tập thứ hai hoàn toàn và chọn vận động nhẹ nhàng như đi bộ ngoài trời, đạp xe để giúp cân bằng mức cortisol.

người phụ nữ khỏe mạnh tập bài tập dây thừng chiến đấu, khái niệm về bài tập HIIT để giảm cân

Việc tập thể dục cường độ cao quá nhiều mà không có thời gian phục hồi sẽ tăng nguy cơ chấn thương.

5. Không tiêu thụ đủ chất đạm

Nếu không tiêu thụ đủ chất đạm sau khi tập luyện, người tập có thể cảm thấy mệt mỏi, không thể phục hồi hiệu quả, thậm chí có thể mất khối lượng cơ bắp.

Do đó, nên ăn một ít protein trong vòng 30 đến 90 phút sau khi tập luyện. Có thể thêm bột protein vào bình lắc cùng với nước, nước dừa hoặc sữa. 

Ngoài ra, có thể uống một ly sinh tố. Điều này sẽ tối đa hóa tốc độ tổng hợp protein cơ sau tập luyện và giúp phục hồi cơ hiệu quả hơn.

thực phẩm giàu protein, quan niệm về loại protein có hại nhất cho mỡ bụng

Chất đạm rất quan trọng trong việc xây dựng khối lượng cơ bắp.

6. Uống rượu sau tập luyện

Uống rượu sau khi tập thể dục là một sai lầm không nên mắc phải. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim, tăng huyết áp, đột quỵ, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh gan. Uống rượu sau tập luyện sẽ gây mất nước thêm, ngăn cơ bắp phục hồi sau khi tập luyện.

cận cảnh rót rượu vang đỏ

Uống rượu sau khi tập thể dục là một sai lầm không nên mắc phải.

7. Không thư giãn, hạ nhiệt

Lý do cần hạ nhiệt sau tập luyện là để đưa nhịp tim trở lại/gần với nhịp tim lúc nghỉ ngơi. Việc dừng luyện tập mà không có thời gian hạ nhiệt, thư giãn có thể gây chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Có thể hạ nhiệt, thư giãn bằng cách giãn cơ tĩnh và lăn bọt có thể giúp cải thiện phạm vi chuyển động của khớp, giảm nguy cơ bị chấn thương chấn thương, giảm khả năng chuột rút, hỗ trợ tuần hoàn và giảm đau nhức cơ bắp.

Nên dành ra 3 đến 5 phút cuối buổi tập để thư giãn, hạ nhiệt.

những người bạn trưởng thành cùng nhau giãn cơ, khởi động để tập thể dục. khái niệm về thói quen tập luyện để sống lâu hơn

Việc dừng luyện tập mà không có thời gian hạ nhiệt, thư giãn có thể gây chóng mặt hoặc ngất xỉu.

8. Ăn thực phẩm và đồ uống có đường

Việc ăn thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu thay đổi nhanh chóng. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường, bệnh tim và béo phì.

Sau khi tập luyện, việc thèm đường và đồ ngọt là do cơ thể cần bổ sung lượng glycogen dự trữ. Tuy nhiên, thay vì ăn carbohydrate đơn giản hoặc đồ uống có đường như soda, hãy ăn trái cây, rau củ (nước dừa, nước dưa hấu, chuối, quả mọng…) và carbohydrate phức hợp.

cận cảnh bàn tay của người phụ nữ mở lon soda

Nên tránh ăn uống thực phẩm nhiều đường sau khi tập luyện.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sau tập luyện nên tránh xa những loại nước này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *