6 tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều củ nghệ

Curcumin trong củ nghệ nổi bật với đặc tính chống oxy hóachống viêm, khiến nó trở thành một phần thiết yếu của nhiều chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe. Thế nhưng tiêu thụ quá nhiều củ nghệ có gây hại không?

1. Ăn quá nhiều củ nghệ gây hại như thế nào?

Mặc dù nghệ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn. Dưới đây là sáu tác dụng phụ do tiêu thụ quá nhiều nghệ:

1.1 Các vấn đề về tiêu hóa

Nghệ được biết đến với tác dụng thúc đẩy sản xuất mật và có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày. Theo Ayurveda, quá nhiều nghệ có thể kích thích quá mức ‘ngọn lửa tiêu hóa’, đặc biệt là ở những người đã có Agni (lửa) mạnh. Y học Ayurveda coi tiêu hóa là chìa khóa cho sức khỏe và tuổi thọ và chúng ta cần chăm sóc ngọn lửa tiêu hóa (hay agni) hàng ngày.

Đối với hầu hết mọi người, ăn nghệ có thể hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt giúp phân hủy chất béo. Tuy nhiên, sự gia tăng axit dạ dày do dùng quá nhiều nghệ, có thể gây kích ứng ở hệ tiêu hóa đối với một số cá nhân, đặc biệt là ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), trào ngược axit hoặc các tình trạng đường tiêu hóa khác…

6 tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều củ nghệ- Ảnh 1.

Tiêu thụ quá nhiều củ nghệ có thể dẫn đến các tác dụng phụ về tiêu hóa.

1.2 Sỏi thận

Nghệ có chứa oxalat, là những chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, khi tiêu thụ quá nhiều, oxalat có thể liên kết với canxi trong cơ thể, tạo thành tinh thể canxi oxalate (loại sỏi thận phổ biến nhất).

1.3 Làm loãng máu

Các phương pháp thực hành truyền thống của Ấn Độ chỉ ra rằng, nghệ có thể có tác dụng chống đông máu (làm loãng máu). Điều này sẽ nguy hiểm đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc những người vừa trải qua phẫu thuật.

1.4 Thiếu sắt

Nghệ (đặc biệt là hợp chất hoạt tính curcumin), có khả năng ức chế sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm chỉ ra rằng, mặc dù nghệ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng liều lượng cao có thể có tác động tiêu cực đến quá trình hấp thụ sắt.

Tác động này góp phần gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở một số cá nhân, đặc biệt là khi tiêu thụ với số lượng lớn hoặc trong thời gian dài.

1.5 Hạ huyết áp

Hợp chất hoạt tính của nghệ là curcumin có thể làm giảm huyết áp. Đối với những người dễ bị huyết áp thấp hoặc những người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, có thể dẫn đến huyết áp quá thấp.

6 tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều củ nghệ- Ảnh 2.

Khi tiêu thụ liều cao curcumin, hợp chất hoạt động trong nghệ gây đau đầu, chóng mặt

1.6 Đau đầu và chóng mặt

Một số cá nhân gặp phải tác dụng phụ như đau đầu và chóng mặt khi tiêu thụ liều cao curcumin, hợp chất hoạt động trong nghệ. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, curcumin có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm đặc tính chống viêmchống oxy hóa, việc tiêu thụ quá nhiều thường gặp khi dùng các chất bổ sung.

2. Liều lượng của nghệ là bao nhiêu?

Liều lượng curcumin trung bình được khuyến nghị hàng ngày khoảng 3 mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Theo Ủy ban chuyên gia chung của FAO/WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA), đối với một người nặng 68kg, liều lượng này sẽ là khoảng 200 mg curcumin mỗi ngày.

Hãy nhớ rằng, nhiều chất bổ sung sẽ liệt kê hàm lượng nghệ, nhưng có thể không giống với hàm lượng curcumin. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng đều sử dụng liều nghệ từ 500 mg – 2.000 mg mỗi ngày và liều lượng lên đến 8000mg mỗi ngày thường được coi là an toàn. Hãy tìm những sản phẩm liệt kê hàm lượng curcumin thực tế trong chất bổ sung để có kết quả tốt nhất.

Không khuyến cáo dùng liều trên 8 gam curcumin mỗi ngày, vì có nguy cơ gây ra tác dụng phụ.

3. Nên uống nghệ vào thời điểm nào?

Thức ăn giúp cơ thể hấp thụ nghệ. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để dùng nghệ là ngay trước hoặc sau bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ lớn.

Chia liều nghệ hàng ngày thành hai lần uống, tốt nhất cách nhau 8 – 12 giờ. Điều này sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ và giữ cho nồng độ nghệ ổn định trong cơ thể. Chia liều cũng có thể giúp giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Thực phẩm béo, chẳng hạn như trứng, dầu thực vật (như dầu dừa, dầu ô liu), là tốt nhất để kết hợp với nghệ. Các thực phẩm béo này có chứa lecithin giúp cơ thể hấp thụ nghệ tốt hơn. Bên cạnh đó, để hấp thụ nghệ tối ưu, nên dùng cùng hạt tiêu đen. Hạt tiêu đen chứa một hợp chất hóa học gọi là piperine, giúp cơ thể hấp thụ curcumin nhiều hơn gấp ba lần…

Mời bạn xem thêm video:

Cách kết hợp hoàn hảo tăng ‘sức mạnh’ của củ nghệ với sức khỏe | SKĐS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *