Ung thư tuyến tiền liệt (hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến) là bệnh lý ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt, gặp ở nam giới, đặc biệt là độ tuổi trên 50. Theo dữ liệu GLOBOCAN năm 2020, ở nam giới, ung thư tuyến tiền liệt đứng hàng thứ 2 về tỷ lệ mới mắc các loại ung thư trên toàn thế giới với hơn 1,4 triệu ca. Ở Việt Nam, bệnh lý này đứng hàng thứ 5 về tỷ lệ mắc với 6.248 ca mắc mới ở nam giới.
TS.BSCKII. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện K cho biết, một số nam giới có thể sẽ mắc một số bệnh ung thư ở tuyến tiền liệt vào một thời điểm nào đó trong đời.
1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt là một tuyến thuộc hệ thống sinh sản nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và cạnh trực tràng cạnh túi tinh. Tuyết tiền liệt có nhiệm vụ tạo ra tinh dịch. Tuyến tiền liệt là bộ phận quan trọng trong hệ sinh dục chỉ có ở nam giới, nặng khoảng 20 – 25 g. Kích thước của tuyến này thay đổi theo độ tuổi, phát triển từ khi dậy thì và ổn định từ tuổi 30, sau đó tiếp tục lớn hơn khi nam giới về già.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể xảy ra “với hai kết quả hoàn toàn khác nhau”: Một là dạng ung thư âm thầm, phát triển chậm và ít nguy hiểm hơn và hai là ung thư di căn, lây lan ra ngoài tuyến tiền liệt và cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.
Sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào tuyến tiền liệt sẽ hình thành khối u ác tính tại đây. Ở giai đoạn đầu, những người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể không gặp nhiều hoặc bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi khối u phát triển, các triệu chứng bao gồm đi tiểu thường xuyên hơn, tiểu ra máu hoặc tinh dịch có máu, khó tiểu, đau khi xuất tinh, cũng như đau lưng, hông và xương chậu.
2. Ai có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt?
Bất cứ ai có tuyến tiền liệt đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng theo tuổi tác nhưng tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng là một yếu tố nguy cơ.
Chế độ ăn uống kém, thiếu tập thể dục và uống quá nhiều rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
Nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi trên 50; tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tiền liệt, mắc các bệnh liên quan đến hệ niệu đạo, gặp các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, rối loạn cương dương, xuất hiện máu trong tinh dịch, táo bón…
3. Sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt
Các bác sĩ sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt bằng xét nghiệm PSA trong máu hoặc khám trực tràng kỹ thuật số (DRE); việc sàng lọc độ tuổi bắt đầu phụ thuộc vào các yếu tố rủi ro…
Nếu xét nghiệm PSA phát hiện nồng độ kháng nguyên cao hơn bình thường trong máu bệnh nhân, thường cao hơn 3 nanogram mỗi lít thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm PSA khá nhạy cảm, mặc dù nó không xác định liệu một người nào đó mắc bệnh ung thư giai đoạn chậm hay di căn.
Nếu nồng độ PSA cao được phát hiện trong máu của một người, cách duy nhất để xác nhận sự hiện diện của ung thư tuyến tiền liệt là thông qua sinh thiết.
Sinh thiết bao gồm siêu âm qua trực tràng. Sinh thiết có nguy cơ nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, đó là lý do tại sao thực hiện nghiên cứu nhằm cải thiện việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ít xâm lấn hơn.
4. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?
TS.BSCKII. Nguyễn Văn Hùng cho biết, xạ trị và phẫu thuật hiện là hai phương pháp điều trị chính cho căn bệnh này nếu ung thư khu trú ở tuyến tiền liệt. Hai lựa chọn điều trị đầu tiên là cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt hoặc xạ trị toàn bộ tuyến tiền liệt.
Liệu pháp áp sát – phương pháp điều trị đưa chất phóng xạ nhỏ vào tuyến tiền liệt để tiêu diệt tế bào ung thư đôi khi cũng được sử dụng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Phát hiện ung thư tiền liệt tuyến sau trục trặc khi quan hệ vợ chồng.