7 loại trà thảo mộc có thể giảm cholesterol xấu

Cholesterol có thể được kiểm soát bằng cách tuân theo lối sống khoa học, chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên. Việc bổ sung trà thảo mộc vào chế độ ăn uống cũng có thể giúp ích trong việc giảm sự tích tụ cholesterol xấu trong động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Dưới đây là một số loại trà thảo mộc có khả năng giúp giảm cholesterol:

1. Trà xanh giúp giảm cholesterol xấu

Trà xanh được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc kiểm soát cholesterol. Giàu catechin, một loại chất chống oxy hóa, trà xanh giúp giảm cholesterol LDL (xấu) đồng thời tăng cholesterol HDL (tốt).

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống trà xanh thường xuyên có thể cải thiện mức cholesterol và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Để đưa loại trà này vào chế độ ăn uống, hãy ngâm túi trà xanh hoặc lá trà xanh trong nước nóng trong 3-5 phút. Uống 1-2 cốc mỗi ngày để có lợi ích tối ưu.

7 loại trà thảo mộc có thể giảm cholesterol xấu- Ảnh 1.

Trà xanh giúp giảm cholesterol LDL (xấu),đồng thời tăng cholesterol HDL (tốt).

2. Trà hoa dâm bụt

Trà hoa dâm bụt được làm từ cánh hoa dâm bụt khô, là một lựa chọn tuyệt vời khác để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Giàu anthocyanin và các chất chống oxy hóa khác, trà hoa dâm bụt đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol LDL, triglyceride, giúp hạ huyết áp.

Chỉ cần pha trà hoa dâm bụt bằng cách ngâm cánh hoa khô hoặc túi trà trong nước sôi trong 5-7 phút, thưởng thức nóng hoặc đá, 1-2 lần mỗi ngày.

3. Trà tỏi

Tỏi từ lâu đã được biết đến với những lợi ích cho sức khỏe tim mạch, bao gồm khả năng làm giảm cholesterol. Trà tỏi có chứa hợp chất hoạt tính như allicin, giúp giảm cholesterol LDL và cải thiện sức khỏe tim mạch nói chung.

Đun nhỏ lửa tép tỏi đã nghiền trong nước 5-10 phút, sau đó lọc uống. Thêm một chút chanh để tăng thêm hương vị và lợi ích cho sức khỏe.

4. Trà bạc hà

Trà bạc hà không chỉ giúp cơ thể sảng khoái khi uống mà còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Mặc dù được biết đến nhiều nhất với tác dụng làm dịu các vấn đề tiêu hóa, nhưng trà bạc hà chứa các hợp chất hỗ trợ giảm cholesterol…

Để pha loại trà này, chỉ cần ngâm lá bạc hà hoặc túi trà trong nước nóng khoảng 5 phút. Uống 1-2 lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.

5. Trà nghệ

Trà nghệ còn được gọi là sữa vàng khi pha với sữa, có chứa curcumin, một hợp chất có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Curcumin có thể giúp hạ cholesterol LDL và ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol. Cholesterol bị oxy hóa xảy ra khi phản ứng hóa học này ảnh hưởng đến cholesterol LDL. Lượng cholesterol bị oxy hóa dư thừa có thể tích tụ trong thành động mạch, gây nguy hiểm và có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe như bệnh tim, đột quỵ.

Để làm thức uống này, hãy trộn 1 thìa cà phê bột nghệ với nước nóng hoặc sữa. Bạn cũng có thể thêm một nhúm hạt tiêu đen để tăng cường hấp thụ curcumin, uống một hoặc hai lần một ngày.

7 loại trà thảo mộc có thể giảm cholesterol xấu- Ảnh 2.

Trà gừng giúp giảm cholesterol LDL và cải thiện lưu thông máu.

6. Trà gừng

Gừng được biết đến rộng rãi với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Trà gừng có thể giúp giảm mức cholesterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch nói chung. Sử dụng thường xuyên có thể giúp giảm cholesterol LDL, cải thiện lưu thông máu.

Để pha loại trà này, đun sôi những lát gừng tươi trong nước khoảng 10 phút, sau đó lọc uống. Bạn có thể thưởng thức trà gừng 1-2 lần mỗi ngày, có thể thêm mật ong.

7. Trà bồ công anh

Trà bồ công anh được làm từ lá hoặc rễ của cây bồ công anh, có lợi cho sức khỏe gan và quá trình giải độc, có thể giúp kiểm soát cholesterol; hỗ trợ chức năng gan, rất quan trọng để chuyển hóa và điều chỉnh cholesterol.

Ngâm lá hoặc rễ bồ công anh khô trong nước nóng 5-7 phút. Uống 1-2 lần một ngày, giúp hỗ trợ sức khỏe gan và kiểm soát cholesterol.

Việc bổ sung các loại đồ uống thảo dược vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp giảm mức triglyceride một cách tự nhiên, từ đó giúp giảm mức cholesterol LDL, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên tìm kiếm sự hướng dẫn y tế trước khi bổ sung các loại đồ uống này vào chế độ ăn, đặc biệt là nếu bạn có mức cholesterol cao…

Mời bạn xem thêm video:

10 lời khuyên của bác sĩ giúp phòng bệnh tim mạch hiệu quả | SKĐS


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *