Dùng collagen có tác dụng phụ không?

Cơ thể tạo ra collagen một cách tự nhiên, nhưng càng lớn tuổi thì lượng collagen được sản xuất tự nhiên càng ít. Do thiếu hụt collagen, nếp nhăn được hình thành, da chảy xệ, các khớp bắt đầu đau nhức hoặc các dấu hiệu lão hóa khác xuất hiện…

1. Các loại collagen

Collagen là một loại protein cấu trúc, chủ yếu có ở da, xương, gân… có nguồn gốc từ một số loại thực phẩm và chất bổ sung collagen. Đây là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể (chiếm khoảng 30% tổng lượng protein ở người).

Dưới đây là 5 loại collagen phổ biến nhất:|

– Collagen loại I có trong da, xương và răng.

– Collagen loại II thường có trong mô sụn.

– Collagen loại III có nhiều trong cơ, da và mô mạch máu.

– Collagen loại IV được tìm thấy ở trong các lớp da, đặc biệt là lớp da nằm dưới biểu bì. Loại này có cấu trúc dạng màng mỏng và liền kề nhau, tạo thành một màng thanh lọc cho da giúp duy trì tính bền vững và ngăn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

– Collagen loại V là thành phần của tóc, xương, nhau thai, gan và mô phổi.

Dùng collagen có tác dụng phụ không?- Ảnh 1.

Collagen xuất hiện tự nhiên trong cơ thể và là loại protein phức tạp nhất, được tìm thấy trong xương, cơ, da, mạch máu, gân…

2. Nguồn cung cấp collagen

Nguồn cung cấp collagen có thể từ tự nhiên hoặc nhân tạo:

– Các nguồn collagen tự nhiên: Có nguồn gốc thực vật bao gồm trái cây họ cam quýt, quả mọng, tỏi, rau lá xanh, hạt điều và cà chua…

– Nguồn collagen nhân tạo: Chủ yếu bao gồm các chất bổ sung chế độ ăn uống (dùng uống hoặc tiêm). Các chất bổ sung collagen uống có thể ở dạng đồ uống, viên nang, bột, gel, viên nén, kẹo dẻo và thanh protein.

Collagen có thể được mua dễ dàng dưới dạng thực phẩm bổ sung, không cần đơn thuốc, nhưng cần phải có hướng dẫn về liều lượng phù hợp từ chuyên gia y tế.

3. Lợi ích của collagen

Việc bổ sung collagen có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tác động tích cực đến làn da, xương, cơ và răng.

Một số lợi ích bao gồm:

Tái tạo da: Collagen là chất chống lão hóa, giúp tăng cường độ đàn hồi của da, có khả năng giữ ẩm và chữa lành. Tuy nhiên, thời gian bổ sung cần khoảng 12 tuần liên tục mới có thể thấy sự thay đổi rõ rệt.

Tái tạo xương: Collagen tăng cường và cải thiện chức năng xương bằng cách tăng khối lượng xương, làm giảm đau khớp do mất khối lượng xương.

– Tái tạo cơ: Collagen là thành phần quan trọng của cơ xương. Theo một nghiên cứu ngẫu nhiên, những người đàn ông dùng thực phẩm bổ sung collagen có tập thể dục cho thấy khối lượng cơ tăng lên khi so sánh với những người tham gia khác.

– Cải thiện sức khỏe tim mạch: Collagen giúp giữ hình dạng của động mạch và mạch máu. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, nó có vai trò trong việc ngăn ngừa các bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch).

– Tái tạo tóc và móng: Collagen thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của tóc và móng khỏe mạnh.

Dùng collagen có tác dụng phụ không?- Ảnh 2.

Nguồn cung cấp collagen tốt nhất là từ thực phẩm.

4. Tác dụng phụ của collagen

Mặc dù việc bổ sung collagen mang lại nhiều lợi ích, nhưng một số người có thể gặp phải tác dụng phụ do nhiều yếu tố khác nhau như không dung nạp collagen, liều lượng collagen không phù hợp…

Ví dụ, tác dụng phụ của collagen có thể là kết quả của việc hấp thụ quá nhiều collagen. Do đó, nên thận trọng theo dõi lượng collagen hấp thụ, vì tiêu thụ quá nhiều thường dẫn đến một số phản ứng nhẹ. Những tác dụng phụ cũng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi cá nhân và có thể ảnh hưởng đến:

Da: Bao gồm phát ban, mụn trứng cá hoặc viêm da nói chung. Các yếu tố góp phần tăng nguy cơ này bao gồm độ nhạy cảm với collagen, chất phụ gia hóa học trong sản phẩm bổ sung hoặc nguồn collagen tự nhiên bị ô nhiễm.

– Gan: Xơ gan có thể xuất phát từ sự tích tụ quá mức collagen loại I trong mô gan. Việc bổ sung thêm collagen có thể làm tình trạng gan trở nên tồi tệ hơn, vì xơ gan không được kiểm soát dần dần dẫn đến ung thư gan.

– Thận: Collagen có thể dẫn đến sự phát triển của sỏi thận. Hydroxyproline là một loại axit amin collagen chính thường được đào thải qua thận dưới dạng oxalate – một tác nhân gây sỏi thận.

– Tiêu hóa: Một số triệu chứng có thể gặp phải bao gồm tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, đầy hơi, chán ăn… Các chất phụ gia hóa học, đặc biệt là trong các chất bổ sung, góp phần rất lớn vào các phản ứng này.

– Tim mạch: Collagen có thể gây tăng canxi huyết (tình trạng tích tụ quá nhiều canxi). Lượng canxi dư thừa từ các chất bổ sung collagen thường dẫn đến nhịp tim bất thường.

5. Cách sử dụng collagen an toàn

Cơ thể sản xuất collagen giảm dần theo tuổi tác, do đó duy trì nguồn cung cấp ổn định là điều cần thiết. Ngoài ra để bổ sung collagen an toàn:

– Nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế/dinh dưỡng trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung collagen nào. Điều này sẽ giúp bạn xác định dùng loại collagen, liều lượng phù hợp…

– Thực hiện theo đơn của bác sĩ là bước quan trọng để ngăn ngừa tình trạng quá liều collagen. Hãy nhớ rằng thực phẩm bổ sung collagen chỉ có hiệu quả nếu dùng đúng liều lượng và tần suất sử dụng.

– Mua các chất bổ sung collagen từ các nguồn tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… để tránh dùng phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Mời độc giả xem thêm:

7 loại thực phẩm giàu vitamin C tăng cường collagen, ngừa nếp nhăn7 loại thực phẩm giàu vitamin C tăng cường collagen, ngừa nếp nhăn

SKĐS – Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu, quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và đặc biệt hữu ích cho sức khỏe làn da, như thúc đẩy sản xuất collagen, làm săn chắc da, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn và đường nhăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *