Xơ tự nhiên không chỉ có trong rau?
Hầu hết mọi người đều biết chất xơ thường có trong thực vật, đặc biệt là các loại rau, củ, quả… Bên cạnh giúp phân đào thải dễ dàng ra khỏi cơ thể thì chất xơ còn góp phần giảm cholesterol có hại, điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2.
Dù vậy, không nhiều người biết rằng các loại đậu, hạt, ngũ cốc cũng chứa một lượng xơ đáng kể, đặc biệt là đậu nành, với 9,3g xơ tự nhiên (chiếm 39% lượng khuyến cáo sử dụng mỗi ngày) trong mỗi 100 gram đậu nành hạt. Khi vào cơ thể, xơ tự nhiên trong đậu nành được lên men bởi vi khuẩn đường ruột, dẫn đến sự hình thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Chính vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành bổ sung chất xơ tự nhiên cho cơ thể, tạo cảm giác no lâu giúp ngăn ngừa thừa cân, phòng tiêu chảy và các rối loạn đường tiêu hóa.
Chỉ dầu cá mới chứa nhiều Omega 3-6-9?
Omega 3-6-9 là những axit béo không bão hòa (không chứa cholesterol) với nhiều lợi ích cho cơ thể như: Omega 3 giúp bảo vệ tim mạch, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, xương và sự phát triển trí não; Omega 6 hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp làm giảm quá trình viêm và Omega 9 giúp phòng ngừa các bệnh về hệ tim mạch và não bộ, góp phần duy trì đường huyết ổn định. Trong đó, Omega 3 (thành phần chủ yếu trong dầu cá) và Omega 6 là những chất béo mà cơ thể không tự tổng hợp, cần được bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.
Quen thuộc với dầu cá là thế nhưng ít ai biết rằng, hạt đậu nành cũng là loại “thực phẩm vàng” với đầy đủ nhóm Omega 3-6-9. Thành phần chất béo trong đậu nành chứa đến 53% Omega-6, 23% Omega-9 và 8% Omega-3, góp phần cân bằng chất béo tốt tự nhiên cho cơ thể. Vậy nên, theo khuyến cáo của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), việc tiêu thụ 25 gram đậu nành mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chất đạm chỉ có nhiều trong thịt động vật?
Nhắc đến đạm, người ta thường nghĩ ngay đến thịt động vật nhưng thực ra, đạm là một chất hữu cơ có trong cả động vật và thực vật, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và là thành phần cấu tạo của phần lớn các cơ quan. Nếu đạm động vật có nhiều nhất trong các loại thịt, cá, hải sản, trứng, sữa… thì đạm thực vật lại có nhiều trong các loại đậu như đậu nành, đậu lăng hay yến mạch, hạnh nhân… Nổi bật nhất phải kể đến đậu nành, thường được mệnh danh là loại “thịt không xương” bởi chứa hàm lượng đạm hoàn chỉnh cao, được tạo nên từ 20 loại axit amin, bao gồm cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Theo báo cáo của Quỹ Alpro, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn/uống 25g – 50g đậu nành mỗi ngày, tương ứng với 200-400ml sữa đậu nành để được cung cấp từ 8 – 15g đạm thực vật.
Lợi ích đặc biệt của đạm thực vật từ đậu nành chính là góp phần tạo khung xương chắc khỏe, hỗ trợ tạo cơ bắp, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt còn giúp cải thiện sức khỏe xương khớp đối với phụ nữ sau mãn kinh, ngăn ngừa và kiểm soát bệnh béo phì hiệu quả.
Sữa đậu nành là lựa chọn lý tưởng cho người tiêu dùng cấp tiến
Khi hiểu đúng về ba nhóm dưỡng chất nói trên, người tiêu dùng hiện đại sẽ có góc nhìn khách quan, đầy đủ hơn về đậu nành, với nguồn chất đạm tốt, chất béo tốt và chất xơ tự nhiên cùng các dưỡng chất thiết yếu. Trong đó, sữa đậu nành không chỉ bổ sung dinh dưỡng tiện lợi cho người bận rộn mà còn là loại thức uống được đưa vào nhóm sữa trong Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2020 – 2025.
Fami Green Soy là dòng sản phẩm sữa đậu nành mới được Vinasoy ra mắt. Sản phẩm được giữ trọn vẹn chất đạm thực vật tốt, chất xơ tự nhiên và chất béo là Omega 3-6-9 có sẵn trong đậu nành nhờ công nghệ nghiền siêu mịn tiên tiến từ châu Âu. Với nguồn nguyên liệu được chọn lọc kĩ lưỡng, Fami Green Soy đảm bảo tiêu chí 3 Không: Không biến đổi gen – Không chất bảo quản – Không Cholesterol và giữ trọn mùi vị đặc trưng sánh béo của đậu nành nguyên bản. Vinasoy kỳ vọng Fami Green Soy sẽ là lựa chọn tối ưu để cân bằng dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và phù hợp với nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng người tiêu dùng.