1. Dấu hiệu nhận biết da kích ứng
Có nhiều nguyên nhân khiến da kích ứng, như sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng (bụi bẩn, hóa chất…) hoặc do tác động của môi trường, thời tiết. Khi bị kích ứng, da có thể có các biểu hiện:
- Xuất hiện mụn trứng cá: Đây là triệu chứng khá phổ biến, do sử dụng các loại mỹ phẩm làm bít tắc lỗ chân lông, gây ứ đọng chất bã nhờn và hình thành mụn trứng cá.
- Viêm da dị ứng: Xuất hiện các mảng hồng ban kèm theo mụn nước và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Nổi mề đay: Là những nốt sần nổi trên bề mặt da, gần giống với nốt muỗi đốt, thường kèm theo ngứa.
- Da khô: Bề mặt da khô, bong tróc.
- Da sạm: Làn da bị tăng sắc tố sẫm màu, xuất hiện những đốm màu nâu.
2. Ảnh hưởng của tình trạng kích ứng đối với làn da
Kích ứng da không chỉ gây ra cảm giác châm chích, khô da, bong tróc, đỏ rát mà còn dẫn đến nhiều tác động khác đối với làn da như:
– Tình trạng mụn trầm trọng hơn: Tình trạng kích ứng khiến da mụn trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là mụn nặng như mụn mủ, viêm sưng… Bởi khi chịu tác động từ tác nhân gây kích ứng, tuyến dấu hoạt động trở nên mất ổn định, khiến tình trạng mụn trên da không cải thiện mà trầm trọng hơn.
– Làm da khô hơn: Các tác nhân gây kích ứng sẽ khiến cho da khô căng, thậm chí đau rát. Điều này làm da khó có thể duy trì trạng thái ẩm mượt.
3. Cần làm gì khi da bị kích ứng?
Tình trạng da kích ứng có thể tự thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, để làm giảm triệu chứng và khắc phục tạm thời tình trạng trên, cần lưu ý:
Ngừng sử dụng sản phẩm gây kích ứng
Sau khi thoa bất kỳ loại mỹ phẩm nào, nếu gặp phải các biểu hiện như trên, việc đầu tiên cần làm là ngừng sử dụng sản phẩm đó ngay lập tức, sau đó rửa mặt sạch với nước để làm trôi lớp mỹ phẩm đó trên da. Dùng khăn hoặc giấy sạch, nhẹ nhàng thấm khô da mặt. Việc này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng kích ứng diễn ra nghiêm trọng hơn. Để tìm ra nguyên nhân gây kích ứng, hãy xem lại các loại mỹ phẩm đã sử dụng và kiểm tra các thành phần trong đó.
Làm dịu da
Khi thấy da xuất hiện dấu hiệu kích ứng, hãy thử làm dịu da bằng cách sử dụng viên đá quấn trong khăn sạch, nhẹ nhàng đưa lên vùng da bị sưng đỏ, châm chích. Việc này sẽ phần nào giúp làn da dịu đi và giảm các triệu chứng nóng rát do kích ứng thông thường.
Lưu ý, không chườm đá lạnh trực tiếp lên bề mặt da, khiến da bị khô hoặc tạo thành các vết bỏng lạnh không mong muốn. Ngoài ra, để cải thiện kích ứng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm dịu da khác như kem dưỡng ẩm để giúp phục hồi độ ẩm tự nhiên của da.
Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ da phục hồi
Với làn da đang tổn thương do kích ứng, hãy ưu tiên các sản phẩm có chứa chất cấp ẩm để hỗ trợ phục hồi và tái tạo tế bào da hiệu quả hơn. Nên lựa chọn các sản phẩm an toàn, lành tính, phù hợp với làn da vốn đang mỏng và nhạy cảm.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài khiến tình trạng kích ứng không được cải thiện, tăng nguy cơ sạm da, hình thành nám. Hơn thế, khói bụi từ môi trường có thể gây bít tắc lỗ chân lông và khiến cho tình trạng kích ứng trở nên tồi tệ hơn.
Do đó, khi bị kích ứng da nên hạn chế ra ngoài vào lúc nắng gắt, thoa kem chống nắng dịu nhẹ bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, đồng thời sử dụng các dụng cụ che chắn để hạn chế khói bụi từ môi trường gây ảnh hưởng đến làn da.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
4 loại hoa tránh để trong nhà nếu bị dị ứng | SKĐS