Phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm cần làm gì để tránh bị nhồi máu não?

Một số vấn đề người thụ tinh trong ống nghiệm cần biết

Là chuyên gia cấp cứu, tim mạch nhiều năm, TS.BS Nguyễn Lương Kỷ- Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Khánh Hòa cho biết, nhiều phụ nữ mang thai sau thụ tinh trong ống nghiệm có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe. 

Trường hợp mới đây là bà N.T.A.T. (34 tuổi, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa). Sau khi mang song thai do thụ tinh trong ống nghiệm, giữa tháng 10/2024, bà T. đến BVĐK tỉnh Khánh Hòa mổ cấp cứu lấy thai. Sau sinh mổ 2 ngày, bà T. đột ngột hôn mê, kết quả chụp MRI sọ não và các xét nghiệm cho thấy, bà T. bị nhồi máu não nặng, tiền sản giật. Bệnh viện khẩn trương cho bà T. thở máy, dùng thuốc chống phù não, chống đông máu, chăm sóc hậu sản. Sau 2 ngày điều trị tích cực, bà T. vượt qua nguy hiểm, dần tỉnh táo.

Từ trường hợp trên, TS.BS Nguyễn Lương Kỷ đưa ra một số phân tích, khuyến cáo với những người phụ nữ mang thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm.

TS.BS Nguyễn Lương Kỷ cho biết, thực tế cho thấy, thụ tinh trong ống nghiệm mang lại cơ hội quý giá cho nhiều phụ nữ và gia đình mong có con, đặc biệt là các trường hợp hiếm muộn. Tuy nhiên, mang thai thông qua phương pháp này cũng đi kèm với một số rủi ro sức khỏe, bao gồm biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu não. Vậy nên phụ nữ mang thai sau thụ tinh trong ống nghiệm cần hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.

Phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm cần làm gì để tránh bị nhồi máu não?

- Ảnh 1.

TS.BS Nguyễn Lương Kỷ khuyến cáo, phụ nữ mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm cần được theo dõi y tế sát sao.

“Qua nghiên cứu thực tiễn, phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh ống nghiệm có nguy cơ cao bị rối loạn huyết áp (thường tăng huyết áp trong thai kỳ gây biến chứng tiền sản giật); Tắc mạch do huyết khối; Tắc mạch do sự thay đổi hormon; Nhồi máu não (tình trạng cục máu đông làm tắc mạch máu não, gây ra tổn thương não nghiêm trọng). Đồng thời, phụ nữ mang thai do thụ tinh ống nghiệm cũng có thể bị tiểu đường thai kỳ; Sinh non và trẻ nhẹ cân (song thai và đa thai dễ sinh non hơn, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho trẻ)”, TS.BS Nguyễn Lương Kỷ nhấn mạnh.

Phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm cần làm gì để tránh bị nhồi máu não?

- Ảnh 2.

Mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm có thể gặp một số bất ổn sức khỏe nên cần thăm khám thường xuyên.

Phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm cần được thăm, khám thường xuyên

Theo TS.BS Nguyễn Lương Kỷ, nhồi máu não là bất ổn lớn nhất người mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm có thể gặp phải (sử dụng hormone trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông). Đây là tình trạng khẩn cấp, cần được cấp cứu ngay lập tức. Một số dấu hiệu cảnh báo sớm về nhồi máu não như: Yếu hoặc tê liệt một bên cơ thể; Nói lắp hoặc khó nói; Nhìn mờ hoặc mất thị lực; Đau đầu dữ dội và đột ngột.

Phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm cần làm gì để tránh bị nhồi máu não?

- Ảnh 3.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm cần xét nghiệm đông máu thường xuyên để được bác sĩ tư vấn, xử trí kịp thời nếu có bất thường.

“Từ các bất ổn có thể xảy ra như đã nêu trên, phụ nữ mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm cần nắm rõ một số biện pháp phòng ngừa như, kiểm tra huyết áp thường xuyên để có biện pháp xử lý, tránh nguy cơ tiền sản giật. Thực hiện xét nghiệm đông máu thường xuyên để được bác sĩ tư vấn, xử trí kịp thời nếu có bất thường. Sử dụng thuốc phòng ngừa huyết khối (một số trường hợp bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống đông máu trong quá trình mang thai). Giảm thiểu căng thẳng và nghỉ ngơi hợp lý (ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức). Sử dụng chế độ dinh dưỡng khoa học (ăn uống lành mạnh giúp duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tiểu đường thai kỳ). Kiểm tra thai định kỳ (khám thai đúng lịch và siêu âm để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường)”, TS.BS Nguyễn Lương Kỷ khuyến cáo.

TS.BS Nguyễn Lương Kỷ cũng khẳng định, việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm được an toàn, em bé sinh ra khỏe mạnh.

Kỹ thuật mới giúp tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệmKỹ thuật mới giúp tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm

SKĐS – Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân điều trị nội mạc tử cung mỏng được kỳ vọng tăng đến 50% tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *