Người bệnh đái tháo đường có nên uống nước mía?

Các nghiên cứu cho thấy y học phương Đông sử dụng nước mía để hỗ trợ trị sỏi thận, bệnh gan và một số vấn đề sức khỏe khác.

Kết quả đáng ngạc nhiên nhất của một số nghiên cứu là nước mía có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên cũng có một số bài báo nghiên cứu và nghiên cứu khác lại phản bác điều này. Tham khảo những thông tin về nước mía với người bệnh đái tháo đường:

1. Giá trị dinh dưỡng của nước mía với chỉ số đường huyết

Các chất dinh dưỡng có trong nước mía là canxi, kẽm, kali, magie, sắt, thiamin, riboflavin, phốt pho và nhiều loại acid amin. Ngoài ra, nước mía có hàm lượng đường tương đối cao khiến nhiều người nghĩ đó là lựa chọn không lành mạnh với bệnh nhân đái tháo đường.

Một nghiên cứu được tiến hành để đánh giá phản ứng đường huyết của các chất tạo ngọt tự nhiên như nước mía và mật ong cho thấy phản ứng đường huyết của các chất tạo ngọt tự nhiên này thực sự tốt, phù hợp với những người khỏe mạnh.

Người bệnh đái tháo đường có nên uống nước mía?- Ảnh 1.

Uống nhiều nước mía dễ làm lượng đường trong máu tăng cao đột ngột và gây tăng cân.

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một khẩu phần nước mía 100g cung cấp:

  • Nước: 79,6g
  • Năng lượng: 74 kcal
  • Đường: 20,2g
  • Carbohydrate: 20,2g
  • Sắt: 0,1mg
  • Magie: 3mg
  • Phốt pho: 3mg
  • Kali: 11mg
  • Canxi: 7mg

Như vậy có thể thấy, chỉ 100g nước mía có chứa khoảng 20g đường. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, hầu hết phụ nữ trưởng thành không nên tiêu thụ quá 100 calo mỗi ngày (khoảng 6 thìa cà phê hoặc 24g) từ đường bổ sung. Đồng thời, hầu hết nam giới không nên tiêu thụ quá 150 calo mỗi ngày (khoảng 9 thìa cà phê hoặc 36g) từ đường bổ sung.

Nước mía chứa nhiều đường nhưng đây là loại đường chưa tinh luyện và chỉ có 10-15% hàm lượng đường và phần còn lại là nước, chất xơ, enzyme, vitamin và khoáng chất. Dù có hàm lượng đường cao nhưng đường trong nước mía là loại đường tự nhiên, có chỉ số đường huyết thấp. Nước mía chứa chỉ số đường huyết (GI) thấp nằm trong khoảng từ 30-40 (thường chỉ ở mức 32).

Mặc dù nước mía có phản ứng đường huyết thấp nhưng nó lại có tải lượng đường huyết (GL) cao. Trong khi GI ước tính tốc độ thức ăn hoặc đồ uống làm tăng lượng đường trong máu, GL tính toán tổng lượng đường trong máu tăng. Do đó, GL cung cấp bức tranh chi tiết hơn về tác động của nước mía lên lượng đường trong máu.

Nước mía có hàm lượng đường cao và có tải lượng đường huyết cao mặc dù có phản ứng đường huyết thấp, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu.

2. Tác động của nước mía với bệnh đái tháo đường

Người ta thường tin rằng đường có hại cho bệnh nhân đái tháo đường do làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng chúng ta có chắc chắn rằng chất tạo ngọt tự nhiên bị “cấm” hay chỉ “được tiêu thụ với số lượng nhỏ” không? Và có thể tiêu thụ những loại đường và chất thay thế đường nào? Lượng lý tưởng là bao nhiêu? Nếu tiêu thụ ở mức độ vừa phải thì có chấp nhận được không?

Rất may, khoa học đã tiến bộ đủ để căn cứ vào các sự kiện, các số liệu đã được thử nghiệm và kiểm chứng. Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng những người bị đái tháo đường đôi khi vẫn có thể uống nước mía ở mức độ phù hợp. Loại đường tự nhiên trong nước mía còn giúp ngăn ngừa đường glucose trong máu tăng cao.

Ngay cả với hàm lượng đường cao, uống nước mía ở mức độ vừa phải và kết hợp với các thành phần lành mạnh khác không chỉ chấp nhận được đối với bệnh đái tháo đường mà còn là một lựa chọn bổ dưỡng.

Một nghiên cứu cho thấy đối với những người bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường, chế độ ăn có chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm cân. Người bị đái tháo đường chủ yếu kiêng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Do đó, ngay cả khi ăn rau và trái cây, vẫn nên tìm hiểu chỉ số đường huyết của chúng hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng.

Người bệnh đái tháo đường có nên uống nước mía?- Ảnh 3.

Người bệnh đái tháo đường nếu biết cách uống nước mía sẽ đem lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Đối với nước mía, dù đây là thức uống có hàm lượng đường cao nhưng người đái tháo đường vẫn có thể uống ở một mức độ vừa phải. Theo các chuyên gia, nước mía có tác dụng như một thức uống tăng lực tức thời vì lượng đường cao. Đó là lý do tại sao mọi người nên tiêu thụ với lượng nhỏ hơn.

Theo ThS. Sarah Gaur – chuyên gia về Dinh dưỡng lâm sàng và Chế độ ăn kiêng của Viện Khoa học Sức khỏe Symbiosis, Pune (Ấn Độ), người bệnh đái tháo đường nếu biết cách uống nước mía sẽ đem lại một số lợi ích cho sức khỏe. Một cốc nước mía có thể giúp tránh xa các bệnh về đường tiết niệu. Ngoài ra, nó có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận và đảm bảo thận hoạt động bình thường.

Để cân bằng, người bệnh đái tháo đường chỉ nên uống 1-2 ly nhỏ nước mía trong 1 tuần. Nên kết hợp nước mía với các lựa chọn thực phẩm lành mạnh nhằm ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao.

Những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 phải hết sức thận trọng và phải hỏi kỹ bác sĩ nếu muốn uống nước mía. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể dùng ở mức độ vừa phải nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác mình có thể uống bao nhiêu.

5 lý do nước mía tốt cho người giảm cân5 lý do nước mía tốt cho người giảm cân

SKĐS – Nước mía là một thức uống ngon không chỉ vào mùa hè mà còn vào mùa đông, giúp cung cấp nước cho cơ thể. Ngoài ra, loại thức uống đơn giản này cũng rất tốt cho sức khỏe và có lợi cho việc giảm cân.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thực hư việc uống nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan?


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *