Lưu ý khi tập luyện ở người mắc bệnh cúm

Cúm: Biểu hiện, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnhCúm: Biểu hiện, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

SKĐS – Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus). Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm lây nhiễm ở mũi, họng và phổi.

1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh cúm

Nhiều người thường thắc mắc bị bệnh cúm có nên tập thể dục hay không. Thực tế, các hoạt động thể chất ở mức độ nhẹ đến trung bình có thể giúp ích rất nhiều khi bị cúm (nhưng không kèm sốt). Vận động nhẹ nhàng, đều đặn giúp người bệnh thư giãn, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu do ốm cảm gây ra.

Tùy vào thể trạng cũng như tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể lựa chọn nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên tập luyện ở cường độ nhẹ, tránh tập quá sức gây phản tác dụng, khiến cơ thể mệt mỏi thêm.

2. Những bài tập tốt cho người bệnh cúm

2.1. Tập yoga

Khi bị ốm, người bệnh không nên tập các bài tập nặng. Một số động tác giãn cơ đơn giản và tư thế yoga dưới đây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu như đau đầu, nghẹt mũi do cảm cúm.

– Tư thế em bé biến thể

Tư thế em bé giúp giãn cơ nhẹ nhàng, tập trung vào hơi thở, có tác dụng thư giãn, giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu của bệnh cúm.

Cách thực hiện:

  • Quỳ trên sàn với một chiếc gối hoặc miếng đệm đặt dọc trước mặt.
  • Tách nhẹ đầu gối sang hai bên nhưng vẫn giữ cho ngón chân cái chạm vào nhau.
  • Đẩy hông ra sau, đặt mông ngồi lên gót chân.
  • Đưa người về phía trước và đặt phần thân trên lên trên gối hoặc đệm, để đầu bạn tựa vào đó.
  • Duỗi thẳng cánh tay qua đầu. Giữ tư thế trong 30 giây đến 1 phút rồi trở lại tư thế ban đầu.

– Gác chân lên tường

Gác chân lên tường nhằm mục đích cải thiện tuần hoàn, có thể giúp ích trong các trường hợp bị cúm kèm theo đau đầu.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa, vuông góc với tường, nhấc chân lên và đẩy xương cụt về phía trước cho đến khi nó rất gần hoặc chạm vào tường.
  • Bước chân lên tường cho đến khi chúng thẳng hoặc gần như thẳng.
  • Đặt hai cánh tay ở vị trí thoải mái. Có thể dang rộng hoặc xuôi theo thân.
  • Giữ nguyên tư thế trong tối đa 10 phút.

– Tư thế lạc đà biến thể

Đây là phiên bản nhẹ nhàng hơn của tư thế lạc đà, giúp người tập mở rộng ngực, tập trung vào hơi thở.

Cách thực hiện:

  • Quỳ trên sàn với khoảng cách đầu gối và hai chân phía sau rộng bằng hông.
  • Ưỡn người về phía sau một chút, đặt từng tay vào hai bên thắt lưng.
  • Khi cảm thấy thoải mái, hãy để đầu từ từ ngả về phía sau.
  • Hít thở sâu và chậm rãi để cơ thể cảm nhận tư thế.

– Tư thế rắn hổ mang

Giống như tư thế lạc đà, tư thế rắn hổ mang mở rộng lồng ngực, giúp bạn hít thở sâu hơn, cung cấp dưỡng khí cho phổi. Nhờ đó giúp giảm tắc nghẽn ngực, đồng thời giảm cảm giác đau mỏi do cúm.

Cách thực hiện:

  • Nằm sấp trên thảm với hai chân cách nhau một khoảng rộng bằng hông.
  • Đặt lòng bàn tay của bạn xuống dưới vai với khuỷu tay ở hai bên sườn.
  • Dùng lực ở lòng bàn tay nâng ngực và phần thân trên cơ thể lên khỏi mặt đất, thả lỏng phần xương cụt.
  • Cuộn vai xuống và ra sau, mắt nhìn về phía trước, đồng thời hít thở sâu.
  • Giữ tư thế trong 30-60 giây hoặc lâu hơn.
Lưu ý khi tập luyện ở người mắc bệnh cúm- Ảnh 2.

Tư thế rắn hổ mang

– Tư thế chó úp mặt

Tư thế chó úp mặt có thể giúp giảm áp lực lên cơn đau đầu và hỗ trợ lưu lượng máu đến xoang.

Cách thực hiện:

  • Chống tay và đầu gối xuống sàn với các ngón tay hướng về phía trước và đầu gối cách nhau một khoảng bằng hông.
  • Nhón các đầu ngón chân và nâng mông lên, hướng thẳng lên trần nhà, gót chân chạm xuống sàn. Cơ thể bạn sẽ tạo thành hình chữ V ngược.
  • Giữ tư thế trong 30-60 giây hoặc lâu hơn.

2.2. Các hoạt động thể chất khác

Ngoài một số bài tập nêu trên, người bệnh cúm có thể đi dạo, tập khí công… nếu các triệu chứng nhẹ (lưu ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài). Tập luyện cho ra mồ hôi sẽ giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Bạn nên chọn tập ở những nơi yên tĩnh, không khí trong lành như công viên hay vườn nhà. Khi đi bộ, hãy hít thở sâu để thông thoáng đường hô hấp.

Ngoài ra, các bài tập khí công chậm rãi cũng có thể hữu ích trong trường hợp này. Khí công không làm bạn ra mồ hôi nhiều, nhưng lại giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng. Những người ốm lâu ngày, phải nằm trên giường liên tục nên tập vài động tác khí công mỗi ngày. Các bài tập này không yêu cầu thể lực hay dụng cụ gì nhiều, thậm chí bạn có thể tập ngay trong phòng. Các động tác khí công rất đa dạng dành cho người lớn, trẻ nhỏ, người cao tuổi và cả phụ nữ mang thai.

Lưu ý khi tập luyện ở người mắc bệnh cúm- Ảnh 3.

Đi bộ cho ra mồ hôi sẽ giúp người bệnh cảm cúm cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

3. Những lưu ý khi tập luyện ở người bệnh hen

– Thời điểm tập tốt trong ngày

Thời điểm tập tốt nhất nên là vào buổi sáng. Tùy theo thời tiết nóng hay lạnh mà bạn có thể lựa chọn khung giờ sao cho phù hợp. Ví dụ, trong mùa đông, thời tiết buổi sáng sớm thường rất lạnh, bạn có thể tập trong khung giờ từ 9-10 giờ sáng.

Việc tập luyện vào buổi sáng giúp cơ thể sản sinh ra các hormon endorphin, có tác dụng giúp tinh thần sảng khoái, giảm mệt mỏi. Không nên tập quá gần giờ đi ngủ vì có thể gây ra khó ngủ.

– Không tập khi đang sốt

Bệnh cúm có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, trong đó triệu chứng thường gặp đầu tiên là sốt cao, có khi 39 – 40 độ C. Lúc này bạn nên nghỉ ngơi và ngừng tập luyện cho đến khi hết sốt. Bởi tập thể dục quá sức khi ốm có thể gây phản tác dụng và khiến cơ thể lâu hồi phục hơn.

Khi các triệu chứng giảm nhẹ với các biểu hiện như nghẹt mũi, ho khan… bạn có thể tiếp tục tập luyện, chỉ cần lưu ý bài tập tiêu tốn ít năng lượng hơn về tổng thể. Ví dụ nếu bạn thường tập thể dục một giờ mỗi lần, trong đó có 30 phút tập cường độ cao thì nên điều chỉnh thành 20-30 phút tập cường độ thấp như kéo giãn, yoga…

– Cách tập thể dục không gây hại sức khỏe

Khi bị ốm, một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình tập luyện là người bệnh nên lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cường độ, tần suất tập phù hợp, nhất là khi cảm thấy khó chịu.

Các hoạt động làm tăng nhịp tim có thể khiến người bệnh cúm mệt mỏi như chạy bộ, nâng tạ nhẹ, đạp xe với tốc độ trung bình… Song, nếu đây là một phần của thói quen tập thể dục thường xuyên và không làm cho các triệu chứng tồi tệ thì bạn có thể thực hiện. Bài tập cường độ cao khiến cơ thể vốn đã căng thẳng do bệnh phải hoạt động quá sức. Chạy nước rút, bài tập rèn luyện sức bền, rèn luyện sức mạnh, đạp xe cường độ cao… nên hạn chế vào thời điểm này.

Ngoài ra, người bệnh cần đặc biệt chú ý giữ đủ nước. Uống các chất lỏng như nước lọc, trà thảo dược ấm không chứa caffein sẽ cung cấp nhiều nước cho cơ thể và giảm đau họng. Cùng với đó, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng trở lên có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc thuyên giảm bệnh.

Các thuốc điều trị bệnh cúmCác thuốc điều trị bệnh cúm

SKĐS – Bệnh cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho… Vậy dùng thuốc trong điều trị bệnh cúm như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *