Biện pháp giảm thiểu nguy cơ đau tim khi chạy bộ

Chạy bộ có thể làm tăng nguy cơ đau tim?

Chạy bộ là bộ môn đòi hỏi cả sức mạnh thể chất và sự quyết tâm để thực hiện nhưng lại là lựa chọn phổ biến của những người muốn giảm cân hoặc giữ dáng.

Nguyên nhân do khi chạy bộ, cơ bắp tham gia vào quá trình vận động, nuôi dưỡng sức bền và làm săn chắc cơ thể.

Hơn nữa chạy bộ còn làm tăng nhịp tim, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch đồng thời đốt cháy calo. Tuy nhiên, chạy bộ vẫn có thể gây nguy cơ (mặc dù nhỏ) bị đau tim hoặc các biến chứng khác, đặc biệt ở những người có vấn đề tiềm ẩn về tim mạch.

Bác sĩ tim mạch nổi tiếng Subrat Akhoury ở thành phố Faridabad, Ấn Độ cho biết, tập thể dục cường độ cao hoặc kéo dài có thể gây căng thẳng cho tim và có khả năng dẫn đến rối loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt nếu người đó mắc các bệnh từ trước như bệnh động mạch vành.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Tim mạch Barts tại Bệnh viện St Bartholomew, Bệnh viện St George và Đại học College London (UCL), chạy đường dài làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ ở nam giới và những phụ nữ có bệnh tim từ trước cũng dễ bị đau tim khi chạy.

Vì vậy, bản thân việc chạy bộ không làm tăng nguy cơ đau tim nhưng có nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào nguy cơ này.

chạy bộ

Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần lưu ý với những người có bệnh tim tiềm ẩn.

Tại sao số ca đau tim lại gia tăng khi chạy bộ hoặc tập thể dục?

Có một số sai lầm có thể làm tăng nguy cơ đau tim khi chạy hoặc tập thể dục:

– Vượt quá giới hạn thể chất của bản thân có thể khiến tim căng thẳng quá mức và dẫn đến các biến cố như đau tim.

– Bỏ qua các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc chóng mặt và tiếp tục tập thể dục có thể nguy hiểm.

– Bỏ qua bước khởi động trước khi chạy hay tập thể dục có thể gây sốc cho hệ tim mạch và tăng khả năng chấn thương.

– Không uống đủ nước sẽ làm suy yếu quá trình lưu thông máu và làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến nhiệt.

– Kỹ thuật chạy hoặc tập luyện không đúng cách có thể làm căng cơ và gây căng thẳng cho tim một cách không cần thiết.

– Không cho phép cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ sau chạy hay tập thể dục có thể làm suy yếu tim và tăng khả năng mắc các vấn đề về tim.

đau ngực là biểu hiện dễ nhận thấy

Đau tim khi chạy bộ có thể xảy ra khi khởi động không kỹ trước khi thực hiện.

Dấu hiệu đau tim khi chạy bộ

Trong quá trình chạy, các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của cơn đau tim bao gồm:

  • Đau ngực hoặc khó chịu
  • Đau hoặc khó chịu ở các vùng như cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày
  • Hụt hơi
  • Buồn nôn, nôn, chóng mặt
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược cực độ
  • Nhịp tim không đều hoặc nhịp tim đập nhanh
  • Cảm giác khó tiêu hoặc ợ chua bất thường…
đau tim khi chạy bộ

Đau ngực là biểu hiện dễ nhận biết nhất khi tim có vấn đề trong quá trình chạy bộ.

Làm thế nào để giảm nguy cơ đau tim khi chạy bộ?

Dưới đây là 6 lời khuyên để giảm thiểu rủi ro đau tim khi chạy bộ:

  • Kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước khi bắt đầu chạy bộ để biết tình trạng tim mạch của mình, đặc biệt đối với những người đã mắc bệnh tim từ trước hoặc có các yếu tố nguy cơ.
  • Bắt đầu từ từ và tăng dần cường độ cũng như thời gian nhằm cho phép cơ thể thích ứng với nhu cầu thể chất của việc chạy bộ.
  • Hãy lắng nghe cơ thể và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim khi chạy, chẳng hạn như đau ngực, khó thở hoặc chóng mặt.
  • Luôn tuân theo thói quen khởi động và hạ nhiệt giúp cơ thể sẵn sàng cho buổi chạy. Giữ nước trong các buổi chạy.
  • Mang giày dép phù hợp để giảm nguy cơ chấn thương.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh và tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng và không bị căng thẳng.

Mời bạn xem tiếp video:

4 bí quyết chạy bộ dành cho người mới bắt đầu | SKĐS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *