Bài tập nâng cao thể lực cho người bệnh giãn não thất

1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh giãn não thất

– Cải thiện tuần hoàn máu: Tập luyện giúp tăng cường lưu thông máu đến não, cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng.

– Nâng cao thể lực: Việc tập luyện giúp tăng cường sức bền, sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng vận động, giảm thiểu tình trạng teo cơ do nằm lâu.

– Phát triển các kỹ năng vận động: Các bài tập đặc biệt có thể giúp người bệnh phát triển các kỹ năng vận động tinh và thô, cải thiện sự phối hợp tay mắt, thăng bằng và khả năng đi lại.

– Giảm căng thẳng: Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.

Xoa bóp bấm huyệt cũng mang lại một số lợi ích cho người bệnh giãn não thất, hỗ trợ làm giảm căng thẳng, kiểm soát đau, cải thiện giấc ngủ, tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan.

4.1

Cấu tạo não trong cơ thể.

2. Bài tập tốt cho người bệnh giãn não thất

2.1 Các tư thế yoga

Thư giãn ở tư thế quỳ

Tư thế: Ở tư thế quỳ, mông ngồi để trên gót chân, hai tay để xuôi theo thân.

Cách thực hiện:

  • Đưa hai tay thẳng ra phía trước, hít vào, đưa thẳng hai tay lên trời, giữ hơi, hạ hai tay sang ngang, thở ra, hạ hai tay xuôi theo thân, nghỉ.
  • Làm 2-3 lần.

Tập 2 – 3 lần/ngày.

Tư thế em bé (Balasana)

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng, đặt mông lên phần gót chân.
  • Giữ cho mu chân chạm sàn.
  • Cúi gập người về phía trước, trán chạm sàn. Đưa tay về phía gót chân, mu bàn tay chạm sàn hoặc đưa tay vươn qua đầu.
  • Duy trì tư thế này trong 1 – 3 phút.
small_20190201_104918_504664_tu_the_em_be_max_1800x1800_jpg_33ee0d382a

Tư thế em bé giúp người bệnh giãn não thất thư giãn, cải thiện tuần hoàn não.

Tư thế con mèo – bò (Marjaryasana – Bitilasana)

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng tư thế bò, hai tay chống vuông góc với sàn, hai đầu gối chống vuông góc với hông.
  • Hít vào, cong lưng lên, ngẩng đầu cao.
  • Thở ra, hạ lưng xuống, gập đầu vào ngực. Lặp lại động tác 10 – 15 lần.

2.2 Thiền

Cách thực hiện:

  • Ngồi xếp bằng trên sàn, hai tay đặt trên đùi, lưng thẳng, vai thả lỏng, nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở.
  • Hít vào chậm rãi và sâu bằng mũi, thở ra chậm rãi bằng miệng.
  • Tập trung vào cảm giác hơi thở ra vào.
  • Nếu có bất kỳ suy nghĩ nào xuất hiện trong đầu, hãy nhẹ nhàng gạt nó sang một bên và tập trung lại vào hơi thở. Thiền trong 10-30 phút.
  • Nên tập thiền ở nơi yên tĩnh, thoáng mát.

2.3 Các hoạt động thể chất khác

Người mắc bệnh giãn não thất có thể luyện tập một số hoạt động thể chất sau:

  • Đi bộ: Đi bộ là một bài tập nhẹ nhàng, dễ thực hiện, giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sức bền. Nên bắt đầu với quãng đường ngắn và tăng dần theo thời gian.
  • Bơi lội: Bơi lội giúp giảm áp lực lên khớp, tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Đạp xe: Đạp xe giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu. Nên chọn đạp xe ở cường độ vừa phải.
  • Tập thái cực quyền: Thái cực quyền là một môn võ thuật nhẹ nhàng, tập trung vào sự cân bằng và phối hợp các động tác, giúp cải thiện sự tập trung, giảm nguy cơ té ngã.

3. Những lưu ý khi tập luyện với người bệnh giãn não thất

Thời điểm tập tốt nhất trong ngày

Thời điểm tập lý tưởng nhất với người bệnh giãn não thất nên là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định.

Việc tập luyện vào buổi sáng sớm giúp cơ thể sản sinh ra các hormon endorphin, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi để người tập bắt đầu một ngày mới với tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Không nên tập quá gần giờ đi ngủ vì có thể gây ra khó ngủ.

tap-the-duc-1650966774-150-width780height509

Tập luyện buổi sáng tốt cho người bệnh giãn não thất.

Không tập khi cơ thể đang mệt mỏi, đói bụng hoặc sau khi ăn no

– Khả năng tập trung và sức mạnh cơ bắp có thể giảm đi khi cơ thể đang mệt mỏi. Nếu tập thể dục trong tình trạng này, nguy cơ chấn thương sẽ tăng cao và lợi ích của bài tập không được tận dụng tối đa.

– Người tập có thể gặp vấn đề về năng lượng khi tập lúc bụng đói. Khi đó, việc tập luyện có thể làm giảm hiệu suất và tạo cảm giác mệt mỏi nhanh chóng.

– Sau khi ăn, máu được tập trung đưa đến dạ dày và ruột, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tập thể dục ngay sau khi ăn no có thể làm cho dạ dày bị co thắt, gây cảm giác khó chịu hoặc buồn nôn.

Việc tập luyện thể lực tốt nhất nên được thực hiện ít nhất 1 – 2 giờ sau bữa ăn. Hãy đảm bảo cơ thể đang ở trong tình trạng năng lượng tốt. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đói bụng, hãy nghỉ ngơi và cân nhắc tập luyện sau khi cơ thể đã phục hồi và được cung cấp đủ năng lượng.

Cách tập luyện thể lực không gây hại sức khỏe

– Không nên hoạt động thể lực trong giai đoạn cấp của bệnh giãn não thất, vì có thể khiến bệnh nặng thêm, làm tăng áp lực nội sọ, gây đau đầu, buồn nôn, thậm chí co giật. Bắt đầu tập luyện khi tình trạng bệnh đã được kiểm soát, các triệu chứng giảm đi đáng kể

– Cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân.

– Khởi động kỹ trước khi tập luyện, bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng và tăng dần độ khó theo thời gian. Dừng tập ngay nếu cảm thấy đau ngực, khó thở hoặc chóng mặt

– Các động tác yoga nên tập luyện theo sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn. Những tư thế đảo ngược như đứng đầu, trồng chuối có thể gây tăng áp lực lên não, không phù hợp với người bệnh giãn não thất.

– Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện

– Tránh tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh

– Đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập để cơ thể có thời gian hồi phục.

Mời bạn xem tiếp video:

Thực phẩm giúp làm giảm nguy cơ u não | SKĐS #shorts


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *