Giải mã 5 lầm tưởng về dinh dưỡng cho người cao tuổi

người cao tuổi, các chức năng cơ quan suy giảm, nhu cầu năng lượng cũng ít đi. Cùng với đó, sự bài tiết các men tiêu hóa ở cơ thể người cao tuổi thường kém đi, vì thế, việc hấp thụ chất đạm, chất béo, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… cũng kém hơn và quá trình tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn do thiếu các enzyme tiêu hóa và nhu động ruột giảm.

Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng ở người cao tuổi và sự thật nên biết.

Lầm tưởng 1: Nên tránh dùng sữa khi già đi

Sự thật: Chỉ khi sữa làm nặng thêm tình trạng dạ dày hoặc hệ tiêu hóa.

Cơ thể chúng ta thường trở nên kém dung nạp một số loại thực phẩm khi chúng ta già đi. Sữa là một trong số đó vì việc sản xuất enzyme lactase giúp tiêu hóa sữa giảm theo quá trình lão hóa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là sản phẩm thiết yếu, bổ sung dinh dưỡng cho người cao tuổi. Người lớn tuổi được khuyên uống sữa đều đặn để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Trừ khi cảm thấy không khỏe sau khi dùng các sản phẩm từ sữa (các triệu chứng như đầy hơi và chướng bụng), không cần thiết phải tránh xa sữa khi già đi.

Mỗi ngày, người cao tuổi nên uống ít nhất 1 -2 ly sữa ít béo, ít đường hoặc sữa hạt để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Nên ăn 1 -2 hộp sữa chua mỗi ngày giúp người cao tuổi tiêu hóa tốt, cung cấp lợi khuẩn, phòng chống táo bón và tăng cường sức đề kháng.

Giải mã 5 lầm tưởng về dinh dưỡng cho người cao tuổi- Ảnh 1.

Sữa là sản phẩm thiết yếu, bổ sung dinh dưỡng cho người cao tuổi.

Lầm tưởng 2: Cơ thể chỉ nhận được canxi từ sữa

Sự thật: Nhiều loại thực phẩm khác là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt một cách đáng ngạc nhiên.

Người lớn tuổi cần nhiều vitamin D và canxi hơn người trẻ tuổi để giúp duy trì xương chắc khỏe. Do đó nên ăn nhiều thực phẩm cung cấp vitamin D bao gồm cá béo như cá hồi, trứng,… Các loại rau lá xanh đậm và cá hộp có xương mềm cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng này. Sữa và sữa chua cũng là nguồn cung cấp vitamin D quan trọng. Người lớn tuổi nên uống 2-3 ly sữa mỗi ngày để đảm bảo cung cấp lượng canxi và vitamin D cần thiết.

Nếu người cao tuổi không thể dung nạp sữa nữa thì vẫn có thể đáp ứng lượng khuyến nghị hàng ngày (1.300mg canxi giúp ngăn ngừa loãng xương) bằng cách ăn các loại thực phẩm như cải chíp (79mg mỗi khẩu phần) và đậu trắng (96mg). Các thực phẩm khác có canxi: rau bina (146mg), cá hồi (18mg) và cá mòi (325mg).

Lầm tưởng 3: Người cao tuổi nên chuyển sang chế độ ăn ít carb, giàu protein

Sự thật: Tốt hơn hết nên tuân theo một kế hoạch ăn uống cân bằng để giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh ngay từ khi còn trẻ hoặc khi đến tuổi trung niên.

Protein giúp xây dựng khối lượng cơ bắp – thứ mà cơ thể tự nhiên mất đi sau tuổi 50. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với những người trên 50 tuổi là đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Để đạt được mục tiêu đó, hãy thử luyện tập điều độ và đảm bảo thức ăn nhiều nhất trong bữa ăn là rau, tiếp theo là ngũ cốc nguyên hạt và protein. Một kế hoạch ăn uống được hầu hết các chuyên gia y tế ủng hộ để có một tuổi già khỏe mạnh là chế độ ăn Địa Trung Hải.

Một lưu ý nữa đó là người có tuổi thường không cảm thấy ngon miệng khi ăn thịt nhưng protein tạo nên cơ bắp và giúp cơ thể phục hồi sau bệnh tật. Nên nhớ tới những thức ăn giàu đạm khác như: đậu, bơ, lạc và trứng.

Lầm tưởng 4: Người cao tuổi nên tránh chất béo bão hòa

Sự thật: Một số chất béo có thể tốt cho cơ thể. Thay vào kiêng hẳn chất béo, hãy tập trung vào việc ăn nhiều chất béo lành mạnh hơn.

Chế độ ăn cho người lớn tuổi nên thay thế chất béo xấu bằng chất béo tốt. Tận dụng lợi ích của chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa tốt có trong thực phẩm… Các loại chất béo này có trong: dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả óc chó, quả bơ, các loại hạt. Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm… là nguồn chất béo tốt chứa nhiều omega-3 giúp giảm cholesterol.

Nhưng đừng coi chất béo – thuộc bất kỳ loại nào – là phần lớn nhất trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ rằng chất béo giúp cơ thể chúng ta hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng để có một quá trình lão hóa khỏe mạnh.

ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Đối với người Việt Nam, chất béo nên chiếm 18-20% tổng năng lượng ăn vào. Ở người trưởng thành, nếu khẩu phần có khoảng 30g chất béo thì trong đó nên có 20g là chất béo nguồn gốc thực vật.

Lầm tưởng 5: Người lớn tuổi nên ăn nhiều bữa trong ngày

Sự thật: Lời khuyên nói trên nghe qua thì có vẻ hợp lý nhưng sự thật là việc ăn nhiều bữa trong ngày không tốt cho hệ tiêu hóa của người cao tuổi.

Ở người cao tuổi, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn và thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn. Trước đây người ta tin rằng ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày có thể giúp hạn chế ăn quá nhiều và duy trì sự trao đổi chất của cơ thể hoạt động suốt cả ngày. Tuy nhiên, với việc ăn nhiều bữa sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục, không có đủ thời gian nghỉ ngơi, và khó kiểm soát lượng thức ăn nạp vào dẫn đến dư thừa năng lượng.

Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên người già thường ăn giảm đi. Tuy nhiên, có một số người tuổi cao nhưng ăn vẫn ngon miệng và ăn nhiều, dẫn đến béo phì, thừa cân là nguy cơ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận. Bởi vậy, người nhiều tuổi cần chủ động giảm mức ăn và giữa các bữa chính chỉ nên ăn nhẹ với trái cây, rau quả, các loại hạt hoặc uống trà thảo mộc.

Thực đơn mẫu giúp người cao tuổi ngon miệng, đủ chất, tăng đề khángThực đơn mẫu giúp người cao tuổi ngon miệng, đủ chất, tăng đề kháng

SKĐS – Ăn uống lành mạnh và thực hiện lối sống năng động có thể hỗ trợ quá trình lão hóa khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu nguyên tắc xây dựng mô hình ăn uống lành mạnh và cách lập kế hoạch bữa ăn bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho người lớn tuổi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

4 bí quyết để bạn sống thọ hơn.



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *