Linh chi loại ‘nấm trường sinh’ nhưng cần lưu ý gì khi sử dụng?

Tác dụng của linh chi

Theo các tài liệu Đông y, linh chi có tới 6 loại tím, đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, vị ngọt, tính bình, không có độc, quy kinh tâm, phế, tỳ, thận.

Linh chi có các tác dụng tư bổ cường tráng, tiêu đàm, lợi niệu, ích thận, chủ trị các chứng hư lao, hen suyễn, mất ngủ, tiêu hóa không tốt. Người xưa cho rằng linh chi là loài tiên thảo có tác dụng trường sinh bất tử, khởi tử hoàn sinh.

Theo các tài liệu y học hiện đại, linh chi chứa nhiều polysaccharide và triterpenoid có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và vi khuẩn. Những chất này có khả năng tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào NK và đại thực bào, từ đó nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể.

Bên cạnh đó với lượng lớn chất chống oxy hóa, linh chi giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân chính gây lão hóa và một số bệnh mạn tính

Sử dụng linh chi đều đặn có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa, duy trì làn da khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe toàn diện.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, linh chi có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Các hợp chất trong linh chi như polysaccharide có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch và giúp cơ thể nhận biết, tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.

Linh chi còn có tác dụng bảo vệ gan, giúp giải độc và cải thiện chức năng gan. Những người bị viêm gan, xơ gan hoặc các bệnh lý về gan khác có thể sử dụng linh chi như một phương pháp hỗ trợ điều trị.

Ngoài ra, linh chi có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Linh chi còn giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Nhiều người vẫn dùng linh chi như một loại thuốc hỗ trợ cải thiện giấc ngủ bởi tác dụng an thần, giúp giảm căng thẳng, lo âu. Đây là vị thuốc rất thích hợp với những người bị mất ngủ, căng thẳng kéo dài.

nam-linh-chi

Linh chi được mệnh danh là ‘nấm trường sinh’ có nhiều tác dụng với sức khỏe.

Cách dùng linh chi

Linh chi có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là một số cách sử dụng linh chi phổ biến:

Nước uống linh chi

Nguyên liệu: 10g linh chi, 20g mật ong.

Cách làm: Đun linh chi với nước trong 20 phút, để nguội rồi thêm mật ong và khuấy đều.

Uống mỗi ngày, có tác dụng bổ khí, an thần.

Trà linh chi

Nguyên liệu: 6g linh chi, 10g phục linh, 2g trà khô.

Cách làm: Nghiền nát linh chi và phục linh, trộn với trà, cho vào túi lọc, pha nước sôi uống.

Uống 2 – 3 lần mỗi ngày có tác dụng giúp dự phòng cảm cúm, giảm mỡ máu, thông đại tiện.

2k9uirzx0n121

Trà linh chi.

Rượu linh chi

Nguyên liệu: 50g linh chi, 500ml rượu gạo.

Cách làm: Cắt linh chi thành lát, ngâm trong rượu 3 – 7 ngày. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20ml để giúp điều trị xơ cứng bì, suy nhược thần kinh.

Cháo linh chi yến mạch.

Nguyên liệu: 10g linh chi, 50g yến mạch.

Cách làm: Nghiền linh chi sắc lấy nước, nấu cháo với yến mạch.

Ăn mỗi ngày một lần để giúp điều trị suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cường khả năng chống bệnh.

Một số lưu ý khi sử dụng linh chi

Linh chi tuy là một vị thuốc có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất và hạn chế các tác dụng không mong muốn khi sử dụng cũng cần lưu ý một số điểm.

Không dùng linh chi cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là những đối tượng cần chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, kể cả các loại thuốc y học cổ truyền.

Người có vết thương chưa lành, chức năng đông máu kém hoặc trước/sau phẫu thuật một tuần không nên sử dụng linh chi. Linh chi có tác dụng chống đông máu, không nên dùng khi có vết thương chưa lành hoặc gần thời gian phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Người có tuần hoàn kém không nên tự ý dùng linh chi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ do tính chất dinh dưỡng của linh chi có thể ảnh hưởng đến tốc độ tuần hoàn trong cơ thể.

Một số người khi sử dụng linh chi có thể gặp phải những vấn đề như dị ứng, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, mất ngủ… Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường cũng nên dừng ngay việc sử dụng và tham khảo ý kiến thầy thuốc.

Mời bạn xem tiếp video:

Nấm linh chi có tác dụng gì? | SKĐS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *