Người già cần bồi bổ nhiều nhưng lại khó hấp thu? Hãy bắt đầu từ việc chăm sóc tiêu hóa

Lão hóa là quy luật của tự nhiên, điều này kéo theo nhiều tác động đến sức khỏe tổng thể, điển hình như sự mất cơ, da mỏng hơn và ít lượng axit trong dạ dày, giảm khẩu vị, tăng các bệnh về răng miệng, mất răng hay sự giảm nhu động thực quản làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua ống tiêu hóa dẫn tới người già phải nhai lâu hơn và ăn chậm hơn.

Cùng với đó, quá trình lão hóa khiến cho khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém dẫn đến nhiều người không muốn ăn, ăn không ngon miệng, sức khỏe ngày càng kém.

Người già cần bồi bổ nhiều nhưng lại khó hấp thu? Hãy bắt đầu từ việc chăm sóc tiêu hóa- Ảnh 1.

Những yếu tố này làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi do cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn hàng ngày để hoạt động bình thường….

Vì thế, người già thường cần được bồi bổ, hay nói cách khác cần được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật, tránh tình trạng suy kiệt sức lực.

Tuy nhiên, điều nghịch lý là nhu cầu bổ sung dinh dưỡng cao nhưng khả năng hấp thu kém, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, mất cơ, giảm sức đề kháng càng lớn.

Theo TS.BS. Trần Khánh Vân – Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để tăng khả năng hấp thu ở người lớn tuổi đầu tiên cần lưu ý đến hệ tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi tiêu hóa thức ăn tốt, giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, nhờ đó, duy trì sức khỏe chung. Đối với người cao tuổi, hệ tiêu hóa bị suy giảm nhiều yếu tố như dịch vị, giảm chất nhầy… nên khả năng tiêu hóa càng kém hơn. Việc hỗ trợ những yếu tố này, dần dần sẽ giúp kích thích các yếu tố khác trong cơ thể tăng dần, từ đó giúp người già khỏe mạnh.

Đồng quan điểm, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có một số lưu ý dinh dưỡng cho người cao tuổi như sau:

– Ăn đa dạng thực phẩm: Đảm bảo có chứa các nhóm thực phẩm sau: nhóm rau, củ, quả màu xanh đậm, màu vàng đỏ; nhóm ngũ cốc nguyên hạt; nhóm thịt nạc và thịt gia cầm, cá, trứng, đậu phụ, các loại hạt và hạt; sữa và các sản phẩm từ sữa; nhóm dầu và các hạt có dầu.

– Uống đủ nước: Khoảng 2 lít/ngày, tùy theo trọng cơ thể hay bệnh lý kèm theo; nên chia nhỏ, uống ít một.

– Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bánh ngọt, thịt chế biến sẵn, bánh mì kẹp, bánh pizza, thực phẩm chiên, và các món ăn nhẹ mặn khác… Nên sử dụng vừa phải lượng dầu và các hạt có dầu.

Người già cần bồi bổ nhiều nhưng lại khó hấp thu? Hãy bắt đầu từ việc chăm sóc tiêu hóa- Ảnh 2.

– Ăn nhạt tương đối: Hạn chế thức ăn và đồ uống có thêm muối và không thêm muối vào thức ăn khi nấu nướng hoặc trên bàn ăn.

– Hạn chế thực phẩm và đồ uống có chứa thêm đường như bánh kẹo, nước ngọt có đường, nước ép đóng chai, nước bù khoáng, nước tăng lực và đồ uống thể thao…

– Hạn chế rượu bia: Nam giới uống không quá hai đơn vị cồn mỗi ngày; nữ giới không quá một đơn vị cồn mỗi ngày. (Một đơn vị cồn tương đương 1 chén rượu mạnh 30ml).

Đặc biệt, hai vị chuyên gia đều khuyến cáo người cao tuổi nên bổ sung thêm sữa chua. Sữa chua không chỉ cung cấp dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn có lượng lợi khuẩn cao, khi vào hệ thống tiêu hóa sẽ giúp sản xuất men tiêu hóa bảo vệ niêm mạc ruột, kích thích sản xuất ra các chất nhầy hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa tốt hơn. Thường xuyên sử dụng sữa chua hàng ngày giúp người già cải thiện được triệu chứng rối loạn tiêu hóa, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột…

Ngoài ra, sữa chua dạng lỏng là thực phẩm dễ ăn, thuận tiện cho người già. Việc sử dụng mỗi ngày một hộp sữa chua sẽ có lợi cho sức khỏe.

PV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *