Nhưng mọi người có thể nghe thấy tiếng ngáy của mình không? Hay họ có khả năng nào đó để điều chỉnh âm thanh ngáy và thở của chính mình?
Đáp án là cả hai đều đúng.
Tiến sĩ Anita Shelgikar, giáo sư lâm sàng về thuốc ngủ và thần kinh học tại Đại học Michigan, nói rằng: “Một số người thức dậy khi nghe thấy tiếng ngáy của chính mình. Những người khác lại không nhận thức được, bất kể cường độ hay tần suất ngáy của họ như thế nào.”
Đó là bởi vì mỗi người có một ngưỡng kích thích khác nhau, đó là khả năng tỉnh giấc từ giấc ngủ. Tùy vào từng cá nhân, một số tiếng ồn nhất định có thể khó chịu hơn những tiếng khác.
Và việc một người có thức giấc vì tiếng ngáy của mình hay không cũng có thể khác nhau tùy theo từng đêm.
Shelgikar cho biết: “Tác động của tiếng ồn đến giấc ngủ có thể là do nhiều yếu tố, như âm lượng tiếng ồn, loại tiếng ồn, ngưỡng kích thích của từng cá nhân và các yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ”. Đối với một số người, những tiếng động như thì thầm hoặc nhạc nhẹ cũng có thể gây khó ngủ, cô nói thêm.
Nhưng vai trò của tiếng ồn trong việc đánh thức mọi người không hề đơn giản, đặc biệt đối với những người ngáy.
Cô nói: “Thú vị là, các nghiên cứu gần đây đã mô tả một phương pháp có tên ‘kích thích âm thanh theo pha’, đó là một quy trình chi tiết để truyền âm thanh, nhằm tăng lượng giấc ngủ sóng chậm (hay còn được gọi là giấc ngủ sâu).
Một yếu tố khác là liệu người ngáy có đang ở trong giấc ngủ REM (“chuyển động mắt nhanh”) hay không, đây là giai đoạn của giấc ngủ mà người ta sẽ mơ.
Cô chia sẻ: “Một số dữ liệu chỉ ra rằng ngưỡng kích thích trong giấc ngủ REM thấp hơn so với khi ngủ NREM (không phải REM). Đối với nhiều người, tình trạng ngáy sẽ tồi tệ hơn trong giấc ngủ REM. Sự kết hợp này có thể khiến một số người dễ nghe thấy tiếng ngáy của chính mình hơn.”
Ngáy là hiện tượng xảy ra khi không khí không thể lưu thông qua mũi hoặc miệng một cách bình thường. Mặc dù ồn ào và khó chịu nhưng nếu chỉ thỉnh thoảng ngáy thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu ai đó ngáy vì có bệnh tính đặc biệt như ngưng thở khi ngủ, thì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.