Xu hướng trồng răng bền vững
BS. Nguyễn Ngọc Bảo, chuyên gia cấy ghép implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech cho biết, một chiếc răng implant được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính, chân răng implant, trụ phục hình và răng sứ. Trong đó, chân răng implant có vai trò làm nền móng để chịu tải lực nhai. Trụ phục hình có vai trò nâng đỡ và tạo hình mô lợi, là nơi nâng đỡ răng sứ và thiết lập hàng rào ngăn vi khuẩn xâm nhập dưới chân răng implant. Răng sứ trên implant có vai trò nghiền thức ăn và mang lại thẩm mỹ cho hàm răng.
Phương pháp trồng răng cũ sẽ chỉ giải quyết được 1 trong 3 bộ phận chính của răng implant. Việc thiếu tính kết nối giữa các công nghệ là một trong những yếu điểm của phương pháp cũ, đồng thời việc cấy ghép implant sẽ phụ thuộc nhiều vào cảm giác tay cũng như kinh nghiệm của bác sĩ nên quá trình đặt trụ có sai số, gây sưng đau, chảy máu nhiều.
Thêm vào đó do sử dụng trụ phục hình và răng sứ sản xuất sẵn khiến răng implant thiếu tính ổn định ảnh hưởng tới tuổi thọ chân răng implant. Chính vì vậy, chuyển đổi sang giải pháp trồng răng implant DCT là xu hướng trồng răng bền vững cho người mất răng.
DCT là giải pháp ăn nhai bền vững cho người mất răng là vì có sự kết hợp của 3 công nghệ bao gồm công nghệ đặt trụ implant USI, công nghệ trụ phục hình PDI, công nghệ răng sứ CMI đảm bảo từ phẫu thuật an toàn nhẹ nhàng, cho đến trụ phục hình cá nhân hóa và răng sứ cá nhân hóa bền chắc. Đảm bảo ăn nhai tốt như răng thật.
Công nghệ đặt trụ implant USI giúp đặt chân răng chính xác
Với phương pháp trồng răng implant cũ quá trình đặt chân răng implant sẽ sử dụng các mũi khoan, khoan vào trong xương hàm 1 lỗ chờ để đặt trụ, gây xâm lấn nhiều.
Đối với công nghệ đặt trụ implant USI ngoài kinh nghiệm của bác sĩ thì thiết bị hiện đại hỗ trợ giữ vai trò quan trọng. Đầu tiên các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bằng smart – tech để giúp tầm soát giả lập tổng thể cấu trúc xương hàm của từng bệnh nhân, rà soát cấu trúc vi thể hệ thống mạch máu và thần kinh, tính toán chính xác mật độ tế bào xương từng vị trí cụ thể trong xương hàm từ đó đưa ra gợi ý giúp bác sĩ lựa chọn được vị trí xương tốt, chính xác.
Trong quá trình phẫu thuật bằng sóng siêu âm cao tần sử dụng cơ chế rung vi sóng đặt lỗ chờ implant, ngăn ngừa cắt xương do dụng cụ quay và bảo tồn được cấu trúc xương, hạn chế xâm lấn rạch vạt lợi, kết hợp cùng máng định vị 3D Guide, giúp quá trình phẫu thuật nhẹ nhàng, chính xác, không sưng, không đau, không chảy máu
Công nghệ trụ phục hình PDI giúp răng implant bền vững
Hiện đa số các nha khoa hiện nay vẫn đang sử dụng trụ phục hình sản xuất sẵn: đây là loại trụ phục hình được tặng kèm với trụ implant, và sẽ chỉ có 1 hình dạng duy nhất là hình tròn, do đó không có khả năng điều chỉnh theo hình dáng giải phẫu đường viền lợi, chính vì vậy không tái lập lại được hình dạng giải phẫu của mô lợi theo 3 chiều không gian, dẫn tới nhồi nhét, ứ đọng thức ăn quanh răng implant.
Sau thời gian sử dụng sẽ gây tình trạng hôi miệng, khó ăn nhai vệ sinh lâu dần sẽ viêm nhiễm, viêm quanh răng và đào thải trụ implant sau 1 thời gian ngắn sử dụng.
Công nghệ PDI ra đời giúp tái lập mô lợi của bệnh nhân theo cả 3 chiều không gian: độ phồng trong ngoài, nhú lợi, đường viền lợi. Bằng việc sử dụng trụ phục hình cá nhân hóa cho từng bệnh nhân mang lại chiếc răng implant giống đúc răng thật, khắc phục tình trạng lõm cổ răng, mất gai lợi của phương pháp trồng răng implant cũ.
Công nghệ trụ phục hình PDI tái lập được mô lợi theo giải phẫu lý tưởng, khi nhú lợi được hồi sinh hoàn toàn, độ phồng lợi cũng được hồi sinh sẽ không để lại các tam giác đen gây ứ đọng thức ăn, lâu dần gây viêm nhiễm quanh răng và đào thải trụ như trồng răng công nghệ cũ. Tuổi thọ của răng implant khi áp dụng PDI sẽ bền vững và đảm bảo ăn nhai tốt trọn đời
Răng sứ trong công nghệ CMI
Răng trên implant là 1 mắt xích cuối cùng để đem đến một chiếc răng tốt. Một implant được đặt đúng vị trí trong xương hàm kết hợp với trụ phục hình cá nhân hóa và răng sứ 3D Pro Multilayer sẽ tạo ra 1 chiếc răng implant đảm bảo thẩm mỹ, chức năng ăn nhai lẫn độ bền.
Nếu răng sứ không có độ cứng biến thiên sẽ dễ vỡ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ toàn hàm. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ thô sơ, vật liệu thuộc thế hệ cũ, công nghệ chế tác răng sứ thủ công, vật liệu sản xuất chủ yếu là Crom Coban hoặc titanium lẫn tạp chất răng sứ trên implant thiếu thẩm mỹ, thiếu ổn định, viêm nhiễm, dắt thức ăn.
Công nghệ răng sứ CMI sử dụng răng sứ 3D Pro Multilayer, đây là loại răng sứ có màu sắc, độ trong mờ, xuyên sáng giống đúc răng thật, ngoài ra có độ cứng biến thiên cứng hơn ở phần cổ răng và mềm hơn ở vùng rìa cắn. Ngoài ra còn có độ kháng mài mòn men răng nên không gây nguy hại cho răng đối.
Vì vậy giải pháp trồng răng implant DCT đồng bộ cả 3 công nghệ trên chính là giải pháp ăn nhai bền vững cho người mất răng.
PV